Mọi người cứ hay truyền tai nhau “Làm ngành công nghệ thông tin nhận lương IT trăm củ cơ đấy” nhưng chính xác thì ngành IT là gì, làm bất cứ công việc IT nào cũng nhận được lương cao hay phải lựa chọn đúng nghề thì số dư trong tài khoản mới nhân lên gấp bội?

Cùng đọc bài viết sau để hiểu chính xác:

  • IT là gì và vị trí phổ biến nhất hiện nay: IT Developer.
  • Đầy đủ thông tin về những vị trí quan trọng khác trong ngành IT, không chỉ Developer.

Đây cũng là những thông tin tham khảo giúp bạn tiết kiệm thời gian tra cứu và đưa ra quyết định chính xác nhất trên con đường sự nghiệp.

IT là gì? Ngành IT và Ngành Khoa học máy tính khác nhau như thế nào?

IT là gì? IT là ngành gì? IT là viết tắt của Information Technology, nghĩa là Công nghệ thông tin. IT được sử dụng rộng rãi như một ngành đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng hoặc một ngành nghề ngoài xã hội.

Xét về mặt đào tạo, nếu chỉ học ngành IT (Công nghệ thông tin) thì khi ra trường, bạn sẽ đảm nhiệm công việc chính là quản lý tài sản và cơ sở hạ tầng IT của công ty, chẳng hạn: mạng LAN/WAN, wifi, bảo mật kết nối, cơ sở dữ liệu… Tuy nhiên, nếu xét ở mặt rộng hơn liên quan đến nghề nghiệp, thì IT là ngành nghề mà ở đó bạn có thể thử sức mình ở nhiều vị trí khác nhau như: Developer, Tester, DevOps Engineer, Solution Architect, IT HelpDesk

Khác với IT, Khoa học máy tính là ngành học đi sâu hơn vào việc thiết kế, phát triển và bảo trì các chương trình/ứng dụng phần mềm; bạn sẽ hiểu được gốc rễ nguyên lý hoạt động và các khía cạnh khác liên quan đến kỹ thuật, công nghệ đã tạo ra các thiết bị, ứng dụng được sử dụng rộng rãi ngày nay.

Ngành Khoa học máy tính đòi hỏi mức độ nhất định trong việc sử dụng toán học và thuật toán, công việc chính sau khi ra trường chủ yếu là coding.

Những kỹ năng và tố chất cần thiết để theo ngành IT là gì?

Sau khi đã hiểu IT là gì, bạn cảm thấy hứng thú và muốn theo đuổi? Vậy thì bạn hãy xem ngay các kỹ năng và tố chất cần thiết để theo đuổi ngành IT dưới đây để đối chiếu lại với bản thân nhé!

Không quan trọng tính cách của bạn như nào (hướng nội hay hướng ngoại), bạn đều có thể tìm thấy những công việc phù hợp khi theo đuổi ngành IT. Nhưng để không cảm thấy chán nản trên chặng đường học tập và làm việc về lâu dài, bạn cần có một số tố chất như sau:

  • Đam mê công nghệ: Nếu bạn yêu thích công nghệ mới và muốn thay đổi thế giới bằng những sản phẩm công nghệ do mình làm ra thì bạn hoàn toàn phù hợp để nghĩ đến việc theo đuổi ngành IT.
  • Khả năng tư duy logic: Bên cạnh năng lực tự thân thì khả năng này còn được phản ánh qua kết quả học tập Toán – Tin của bạn trong suốt những năm học THPT, nhất là khi bạn định hướng trở thành Developer – người chuyên dùng code trong tương lai.
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Không bắt buộc phải ở mức xuất sắc nhưng vì hầu hết các kiến thức chuyên ngành và tài liệu liên quan đều là tiếng Anh nên nếu bạn có kỹ năng ngoại ngữ càng tốt thì việc chinh phục ngành IT càng trở nên dễ dàng.
  • Định hướng giải quyết vấn đề: Ngành IT mặc dù có rất nhiều vị trí công việc để bạn lựa chọn nhưng để đi xa và thành công khi theo đuổi ngành này, bạn phải là người nhận diện vấn đề tốt và có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Bạn có biết: Chơi game lập trình có thể giúp bạn cải thiện khả năng giải quyết vấn đề!

Học ngành IT ở đâu?

Hiện nay rất nhiều trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành IT cho sinh viên hoặc các cá nhân muốn theo đuổi con đường trở thành kỹ sư IT chuyên nghiệp, ngoài ra còn có những khoá học ngắn hạn từ các trung tâm uy tín mà bạn có thể tham gia nếu muốn rút ngắn thời gian theo học. Dưới đây là danh sách tham khảo dành cho bạn:

  • Các trường Đại học đào tạo kỹ sư IT uy tín: ĐH Bách Khoa (TP.HCM và Hà Nội), ĐH Công nghệ thông tin, ĐH FPT, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật
  • Các trường Cao đẳng đào tạo kỹ sư IT uy tín: CĐ FPT Polytechnic, CĐ Bách Khoa, CĐ Công nghệ thông tin, CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội
  • Các trung tâm đào tạo kỹ sư IT uy tín: Aptech FPT, Nhất Nghệ, Robusta, Green Academy Việt Nam, Bách Khoa Aptech, Học viên đào tạo CNTT NIIT – ICT Hà Nội

Những ngành nghề có thể theo sau khi học IT là gì?

IT là một trong những ngành cực kỳ hot trong những năm gần đây tại Việt Nam, với nguồn cung nhân lực chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Vậy nên cơ hội việc làm ngành IT rất rộng mở nếu bạn có ý định bước chân vào.

Các doanh nghiệp cũng đang trên đà chuyển đổi số, định hướng ứng dụng mọi hoạt động trên nền tảng công nghệ nên nhu cầu tuyển thêm các nhân viên IT mới mỗi năm vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Minh chứng rõ nét nhất là trong năm 2021, bất chấp dịch Covid-19 đầy khó khăn, vẫn có 50% nhà tuyển dụng IT mở rộng quy mô thành viên cho tổ chức. Cụ thể thì 68.7% trong số đó tăng số lượng nhân viên mới lên hơn 10% và có đến 30.3% tăng số lượng nhân viên mới hơn 30% so với cùng kỳ (Theo Báo cáo Khảo sát dành cho Nhà tuyển dụng 2022 từ ITviec).

Học IT (công nghệ thông tin) thì khi ra trường bạn có thể theo đuổi nhiều vị trí với mức lương hấp dẫn, điển hình nhất có thể kể đến:

Developer là gì? Vì sao nên trở thành Developer?

it-developer

Công việc của một Developer là gì?

Công việc của một Developer sẽ có sự khác biệt đôi chút ở công ty Product (tự xây dựng, phát triển và bán các sản phẩm IT) và công ty Outsourcing (hỗ trợ các dự án IT cho khách hàng) nhưng tựu chung lại, đây là những nhiệm vụ mà một Developer sẽ đảm trách:

  • Làm việc với các phòng ban khác để nắm rõ yêu cầu công việc
  • Xác định các kiến trúc lập trình và giải pháp tốt nhất cho yêu cầu công việc
  • Lên kế hoạch triển khai sản phẩm, tiến hành code sản phẩm
  • Review code (và test sản phẩm) trước khi deploy – phát hành
  • Fix bug nếu có phát sinh

Tham khảo bài viết: Developer nên phát triển sự nghiệp ở công ty Product hay Outsourcing

Lý do nên trở thành Developer là gì?

Gia nhập ngành IT nói chung và trở thành Developer nói riêng không chỉ mang lại cho bạn nhiều kiến thức mới, thử thách mới, giúp bạn mở rộng cơ hội việc làm và cơ hội phát triển bản thân mà còn mang lại cho bạn một mức thu nhập đáng mơ ước và kết nối được với cộng đồng Developer trên toàn thế giới.

Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán vì ngành IT luôn thay đổi mỗi ngày, các ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện cũng là động lực thúc đẩy và là niềm cảm hứng để bạn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ. Bạn thậm chí còn tạo ra được những phần mềm, ứng dụng được sử dụng bởi hàng triệu/tỉ người trên toàn thế giới và đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại.

So sánh giữa Developer – Programmer – Coder

Có thể bạn nghĩ Developer, Programmer và Coder là một. Nhưng thực tế cho thấy, 3 vị trí này đều có những đặc thù và nhiệm vụ khác nhau.

Tên gọi vị trí

Mô tả công việc

Coder

Coder là người chịu trách nhiệm viết code dựa trên những mô tả có sẵn nhằm đảm bảo cho các ứng dụng chạy đúng.

Công việc của Coder chỉ tập trung vào một quá trình cụ thể (viết code) chứ không tham gia vào toàn bộ quy trình phát triển phần mềm/ứng dụng.

Programmer

Programmer là người có am hiểu về thuật toán và có chuyên môn cao hơn Coder.

Họ là người đảm nhiệm việc tạo ra các phần mềm từ các ngôn ngữ lập trình khác nhau và có khả năng viết hướng dẫn (documentation) cho nhiều loại hệ thống.

Ngoài ra, họ cũng tham gia vào công tác kiểm thử trước khi deploy sản phẩm ra thị trường.

Developer

Công việc của Developer tương đối giống với Programmer, tuy nhiên, họ tham gia vào quy trình phát triển và hoàn thiện sản phẩm một cách toàn diện hơn: từ phân tích, xây dựng giải pháp và tiến hành thiết kế, viết code, kiểm thử.

Developer được đánh giá cao về chuyên môn cũng như tầm nhìn khái quát vấn đề, họ hoàn toàn đủ năng lực để cung cấp các mô tả chi tiết cho Programmer và Coder để thực hiện.

Có thể thấy, Developer là vị trí lý tưởng nhất mà bạn nên theo đuổi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trình độ học vấn, năng lực cá nhân, định hướng phát triển cũng như yêu cầu công việc ở mỗi công ty… sẽ quyết định đến vị trí thật sự mà bạn sẽ đảm trách.

Ví dụ: Chức danh công việc của bạn là Developer nhưng các nhiệm vụ hàng ngày của bạn lại giống như của một Coder.

Dù là Developer, Programmer hay Coder, miễn là bạn cảm thấy hài lòng thì mới có thể gắn bó lâu dài và đạt được hiệu quả công việc ngoài mong đợi.

Mức lương của Developer có cao như lời đồn?

it-la-gi-02

Không có một con số cố định về mức lương dành cho các Developer, vì còn tùy thuộc vào năng lực và các công ty bạn ứng tuyển. Một bạn là Fresher mới ra trường nhưng nếu chọn được công ty tốt thì vẫn có cơ hội nhận lương tương đương (thậm chí cao hơn) một bạn Junior Developer ở công ty khác.

Dưới đây là mức theo lương số năm kinh nghiệm của Developer, trích từ “Báo cáo Lương IT: Mức Lương & Mong Đợi Nghề Nghiệp Của Các Chuyên Gia IT 2022-2023” do chính ITviec tiến hành khảo sát với 1257 chuyên gia IT tại Việt Nam.

Tên vị trí IT

Số năm kinh nghiệm

Mức lương trung vị

Back-end Developer

Từ 1 đến dưới 3 năm

18 triệu đồng

Từ 3 đến dưới 5 năm

29 triệu đồng

Từ 5 năm đến dưới 8 năm

37 triệu đồng

Front-end Developer

Từ 1 đến dưới 3 năm

15 triệu đồng

Từ 3 đến dưới 5 năm

30 triệu đồng

Từ 5 năm đến dưới 8 năm

40 triệu đồng

Full-stack Developer

Từ 1 đến dưới 3 năm

19 triệu đồng

Từ 3 đến dưới 5 năm

25 triệu đồng

Từ 5 năm đến dưới 8 năm

37 triệu đồng

…Và còn rất nhiều vị trí Developer khác. Tham khảo đầy đủ các mức lương IT 2022 – 2023 ngay.

Trung bình mỗi năm, mức lương của Developer sẽ tăng từ 10-20%. Với tốc độ tăng trưởng về lương nhanh chóng như vậy, cũng có thể lý giải vì sao những người làm ở vị trí Developer thường bị “đồn thổi” là nhận lương trăm triệu mỗi tháng và còn được gọi vui là “vua của mọi nghề”. Nếu bạn nỗ lực và áp dụng 3 tips Marketing bản thân từ John Sonmez thì vẫn có cơ hội nhận được mức lương cao hơn bạn nghĩ.

Sự thật là mức lương hơn trăm triệu có thể đạt được, nhưng hầu như chỉ đúng với một số ít những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và ở level từ Senior trở lên, không thể đánh đồng với các level còn lại.

Tham khảo: Tại sao lương lập trình viên của bạn thấp? Làm thế nào để nâng lương?

Đánh giá từ những người làm công việc Developer

Tích cực

Như đã trình bày ở trên, do nhu cầu của xã hội tăng cao nên gia nhập ngành IT và trở thành Developer sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội việc làm, không lo sợ thất nghiệp. Lương cao, đãi ngộ hấp dẫn cùng cơ hội tiếp xúc với những nền tảng, thiết bị công nghệ mới cũng là điểm tích cực và thu hút khi theo đuổi nghề này.

“Mình thấy nghề Developer mang lại nhiều cơ hội phát triển cho những ai chịu khó học hỏi, cùng với mức lương “nhỉnh” hơn một số ngành nghề khác ở thời điểm hiện tại. Bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn, có thể làm việc ở nhiều công ty trên toàn thế giới. Ngoài ra, nghề này cũng là cơ hội để nắm bắt được xu thế phát triển của cả thế giới, vì đa phần mọi thứ đang xoay quanh công nghệ.” – Chia sẻ từ một bạn Senior Developer tại ITviec.

“Với mình thì điểm tích cực của nghề này là mức lương cạnh tranh, chính sách đãi ngộ hấp dẫn và thời gian làm việc thoải mái.” – Toàn, Senior Developer tại Forix cho hay.

it-la-gi-03

Hạn chế

Không chỉ riêng Developer, tuy nhận được không ít “hào quang” nhưng những hạn chế của các công việc ngành IT là gì?

Áp lực công việc cao, công nghệ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi Developer phải liên tục học hỏi, thói quen làm việc đêm khuya dẫn tới sức khỏe giảm sútkhông phải lúc nào cũng được làm công việc yêu thích… là những cảm nhận chung của Developer khi lựa chọn công việc này.

“Developer ngồi nhiều quá, thiếu vận động dễ dẫn đến nguy cơ béo phì.” – Chia sẻ từ Ngọc Thái, Team Leader và Senior Developer.

Cải thiện

Theo chia sẻ từ nhiều Developer, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và có nhiều năng lượng tích hơn nếu luôn được làm việc với trang thiết bị tốt (máy tính hiện đại, mạng internet ổn định), được công ty tài trợ các khóa học phù hợp để có thể thường xuyên cập nhật công nghệ mới và được kết nối với những người đồng nghiệp tài năng, sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc.

Ngoài ra, yếu tố phân chia công việc hợp lý, trang bị nhiều đầu sách công nghệ trong văn phòng hay có khu vực giải trí, thư giãn… cũng là niềm mong mỏi của các Developer để có thể làm việc tốt hơn.

Đọc thêm hơn 17,000 Review chân thật từ các Developer với tính năng Review công ty của ITviec nhé!

Mô tả công việc và mức lương của những nghề nghiệp khác trong ngành IT là gì?

Nếu bạn cảm thấy bản thân không có hứng thú với vị trí Developer nhưng vẫn muốn làm trong ngành IT, đừng lo, vì ngành IT còn nhiều vị trí khác. Thậm chí, không ít Developer cảm thấy mình không phù hợp với công việc sau một thời gian dài trải nghiệm hoặc muốn tìm kiếm hướng đi khác mới mẻ nhưng vẫn định hướng làm trong ngành IT.

Vậy các nhánh công việc khác trong ngành IT là gì? Sau đây là một vài vị trí phổ biến trong ngành IT mà bạn có thể tham khảo:

Tên vị trí

Mô tả công việc

Lương

Tìm việc

Tester/ QA QC

Tester/QA QC là công việc kiểm tra phần mềm, tìm kiếm các lỗi, thiếu sót của sản phẩm trong quá trình thực thi hệ thống.

Mức lương cho Tester/ QA QC dao động từ $500 – $2000.

Thông thường, Automation Tester sẽ có cơ hội nhận lương cao hơn (lên đến $3000) so với Manual Tester.

Tham khảo lương Tester theo số năm kinh nghiệm ngay.

Tham khảo việc làm Tester/ QA QC.

Software Architect

Software Architect là người phụ trách công việc xây dựng kiến trúc tổng thể và phương thức hoạt động của phần mềm.

Công việc này phổ biến ở các công ty Product hơn là công ty Outsourcing và mức lương cho vị trí này cũng vô cùng hấp dẫn: $2000 – $4000.

Nếu bạn chọn hình thức làm việc Remote thì mức lương thậm chí còn cao hơn, lên đến $6000/tháng.

Tham khảo việc làm Software Architect.

DevOps Engineer

DevOps Engineer là người đảm bảo tính hiệu quả cho công tác phát triển sản phẩm và vận hành hệ thống thông qua việc giao tiếp, kết nối giữa các team liên quan.

Ngoài kỹ năng coding cơ bản, DevOps Engineer cần có kỹ năng scripting, có hiểu biết về stack mà sản phẩm công ty đang sử dụng và nhiều kỹ năng mềm khác.

Mức lương cho DevOps Engineer sẽ dao động từ $1000 – $2700.

Tham khảo lương DevOps Engineer theo số năm kinh nghiệm ngay.

Tham khảo việc làm DevOps Engineer.

Project Manager

Project Manager đóng vai trò cầu nối giữa khách hàng và development team.

Công việc chính là tìm hiểu nhu cầu khách hàng, sau đó truyền đạt lại với team nhà và thiết lập quy trình làm việc, giám sát tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng phần mềm cũng như hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Công việc Project Manager chủ yếu đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian, dự án và con người, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thấu hiểu khách hàng cùng phân chia công việc hợp lý để tránh mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ.

Mức lương cho Project Manager dao động từ $800 – $2400.

Tham khảo lương Project Manager theo số năm kinh nghiệm ngay.

Tham khảo việc làm Project Manager.

Sau khi đã hiểu rõ IT là gì và vẫn quyết tâm theo đuổi ngành này, bạn hãy cứ tự do trải nghiệm và mạnh dạn thay đổi để tìm thấy được công việc phù hợp nhất với bản thân mình nhé.

robby-2

Bạn thấy bài viết hay và cần thiết với nhiều người? Đừng ngại nhấn nút Share bên dưới nhé.

Và đừng quên tham khảo việc làm IT trên ITviec!