Out Of Scope - Chuyện nhỏ ấy mà.


Việc không nằm trong hợp đồng, thỏa thuận, trong Job Desciption hay không được trao đổi trước đó với bên công ty phỏng vấn thì nói chung là OUT OF SCOPE hay được gọi vui là những công việc từ trên trời rơi xuống. Dĩ nhiên theo luật bạn có quyền say "NO" mà không phải lăn tăn đến bất kỳ điều gì. Nhưng sự thật là có dễ dàng để thốt lên câu nói đó hay không ?
source: from kitchen

      Đương nhiên là DỄ Gì để thốt lên một câu rằng "Anh ơi, chị ơi, đó không phải việc của em !" 
Trong khi bạn vừa ra trường, vừa chập chững, hay là một nhân viên chỉ mới có một hai năm kinh nghiệm trong ngành, lại không có kiến thức chuyên sâu, mà kể về THỰC LỰC thì cũng không hơn ai, giá trị đem lại cho công ty mờ nhạt tựa như bóng ma lập lờ mỗi tối trong những câu chuyện cổ tích. Rồi nói về bản chất thì bạn lại là người tình cảm, hiểu chuyện, muốn thăng tiến, muốn hài hòa theo số đông và tránh những ánh mắt hờn dỗi của đồng nghiệp thì để nói được câu "Hông bé ơi" thì cũng hơi rén.
 
     Cũng đương nhiên là DỄ Ợt khi nói :
"Em kẹt task rồi, anh/ chị nhờ người khác đi ạ", 
"Thưa anh, không phải việc của em ạ", 
"Em vào đây không phải để đi sửa điện chị ơi", 
"Em không giúp được rồi, Testing thì để tester làm ạ", 
"Em không được trả tiền để làm designer thưa sếp". 
Bạn có giá trị, bạn có tâm có tầm, bạn là leader, manager hoặc nhân viên gạo cội, hoặc đơn giản là văn hóa giáo dục của bạn cho phép bạn từ chối những thứ không đem lại gì cho bạn ngoài cảm giác bực dọc. Bạn cũng chã thèm quan tâm đến ông kia nghĩ gì, bà kia nói gì, miễn là đi làm tạo ra sản phẩm, giá trị rồi công ty trả lương đầy đủ thế là xong. Hết hợp đồng là hết duyên. Không làm cho ông thì làm cho người khác.

     Có thể chọn cách nhân văn hơn bằng việc nói giảm, nói tránh, nói lươn nói lẹo :D :
“Xin lối anh/ chị, kế hoạch làm việc của em không thể thêm task mới trong tuần này được rồi" - Nói có sách mách có chứng, đưa cho họ cái timeline làm việc để họ thấy rằng mình uy tín thế nào.
“Hôm nay ngày kỉ niệm của em và người yêu, nên em ưu tiên xử lý công việc của em trước sếp à” - Ế sml vẫn giả vờ có ghệ. 
“Em giúp chị process thanh toán lần này thôi ạ, chứ em không có đam mê lắm với mấy việc này đâu ạ” - Ok giúp thì giúp 1 lần thôi, dằn mặt đó lần sau mà nhờ thì biết câu trả lời rồi ha. 
“Việc đó làm sao anh, bình thường thì ai làm việc này ? ai nhận trách nhiệm backup cho bạn ấy vậy anh ?, Anh có nắm được công việc của em ở công ty là gì không ?” - Cách này sẽ làm rõ vấn đề và họ sẽ cáu gắt với bạn. Nhưng đổi lại sẽ không bao giờ có lần sau. 
“Em bận rồi, xin lỗi anh. Chị nhé”  - đơn giản và nhẹ nhàng.

     Với góc nhìn cá nhân thì việc trả lời như thế nào nằm trong những yếu tố sau: 
“VỊ THẾ”, bạn đang đứng ở level nào của ngành nghề Junior, Senior, Expert, leader, Manager hay CEO. Sức ảnh hưởng của bạn với những người xung quanh, cả việc bạn đang đặt bản thân mình trong tình trạng như thế nào cũng là điểm quan trọng: ngại từ chối, ngại đụng chạm, thành thật, quan tâm, chia sẻ, yêu bản thân, tôn trọng thời gian và công sức của mình, vì lợi ích chung. 
“MỤC ĐÍCH”, bạn đang có dự địch như thế nào, muốn học hỏi kiến thức theo chiều rộng hay chiều sâu. Muốn quản lý đa năng hay kiểu quản lý chuyên môn. Muốn bao quát hay cụ thể, vừa muốn công việc trôi chảy, quan hệ thuận lợi hay chuyên tâm đạt được thành tựu. 
Sự “LỰA CHỌN”, bạn là người ra quyết định bản thân sẽ như thế nào chứ không phải cha, mẹ, bạn bè, sếp, đồng nghiệp bạn.
Source: from internet
Tổng kết: Trả lời ra sao, đó là việc của bạn đang lựa chọn vị thế của mình và mục đích đến với công việc như thế nào, nhưng nhớ hãy xem xét các yếu tố như tính chất, tần xuất, khối lượng công việc, lợi ích và hậu quả kéo theo sau đó. Nhiệt tình không hẳn là tốt, ích kỉ không hẳn là xấu mà. Yêu bản thân lên nhé. 

Có thể những hình thái kể trên chưa mô tả hết khía cạnh của vấn đề này do yếu tố tác giả cũng chỉ là của một cá thể độc lập, góc nhìn hạn hẹp nên có ý kiến đóng góp như thế nào, các bạn để lại comment, tác giả sẽ học hỏi tiếp thu.