Bài viết cung cấp lộ trình học Front End chi tiết, đồng thời gợi mở những bài thực hành nâng cao kỹ năng lập trình, giúp bạn trở thành Frontend Developer “thành thạo” từ con số 0 chỉ trong vòng 10 – 12 tháng.

Đọc bài viết để hiểu rõ hơn:

  • Lập trình Frontend là gì?
  • Lộ trình học Front End chi tiết trong 10 – 12 tháng
  • Các bài tập nâng cao kỹ năng lập trình hay nhất
  • Các câu hỏi thường gặp về lộ trình học Front End

Lập trình Frontend là gì?

Frontend là giao diện người dùng (UI) của một trang web hoặc ứng dụng. Đó là tất cả những gì bạn nhìn thấy và tương tác trực tiếp như văn bản, nút bấm, hình ảnh, màu sắc, menu. Công việc chính của lập trình viên Frontend chính là chuyển đổi dữ liệu thành một giao diện đồ họa thân thiện, trực quan, dễ dàng xem và tương tác với thông tin, đảm bảo trải nghiệm người dùng (UX).

Để tạo ra các giao diện này, các lập trình viên Frontend phải có kiến thức và kỹ năng sử dụng nhiều công nghệ, công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Trong đó, ba công nghệ cơ bản nhất mà bạn cần phải nắm vững là HTML, CSSJavaScript.

Lộ trình học Front End chi tiết chỉ trong 10 – 12 tháng

3 tháng đầu tiên: Nắm vững những kiến thức cơ bản

Network: HTTP, DNS, Hosting, Browser,…

Những hiểu biết về cách một trang web hoạt động từ khi người dùng nhập địa chỉ URL đến khi nội dung được hiển thị đầy đủ, hoàn thiện trên màn hình sẽ giúp bạn xử lý lỗi hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất website và tăng khả năng tương tác của trang web. Có 4 mục quan trọng khi bạn tìm hiểu về network gồm: HTTP, DNS, Hosting, Browser.

– HTTP (HyperText Transfer Protocol) là giao thức truyền thông được sử dụng để truyền tải dữ liệu trên World Wide Web, cho phép trình duyệt web gửi yêu cầu đến máy chủ và nhận dữ liệu từ máy chủ. Các phương thức HTTP phổ biến gồm: GET, POST, PUT, DELETE,..

– DNS (Domain Name System) là hệ thống phân giải tên miền, giúp chuyển đổi tên miền mà máy tính có thể hiểu được. DNS giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các trang web bằng cách nhớ tên miền thay vì địa chỉ IP.

– Hosting là dịch vụ cho thuê không gian lưu trữ trên máy chủ để lưu trữ website, ứng dụng của bạn trên internet, giúp người dùng có thể truy cập được. Các loại hosting như Shared hosting, VPS, Dedicated server, … 

– Browser là phần mềm được sử dụng để hiển thị nội dung trên internet. Các trình duyệt phổ biến: Chrome, Firefox, Safari, Edge,… 

API là một giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface) cho phép các ứng dụng khác nhau giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau. Tìm hiểu về JSON

Bảo mật web cơ bản: Bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công như XSS, CSRF, SQL injection. Mã hóa dữ liệu, xác thực người dùng, kiểm tra đầu vào, cập nhật các thư viện và framework, sử dụng HTTPS.

Responsive design và mobile-first approach là thiết kế trang web để tự động điều chỉnh giao diện phù hợp với kích thước màn hình của các thiết bị khác nhau. Mobile-first approach là ưu tiên thiết kế cho thiết bị di động trước, sau đó mới mở rộng ra các màn hình lớn hơn vì nó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thiết bị di động, cải thiện trải nghiệm người dùng.

Ngôn ngữ Front End nền tảng: HTML, CSS, JavaScript

HTML, CSS và JavaScript là 3 ngôn ngữ Frontend nền tảng mà lập trình viên Frontend ở bất kỳ vị trí nào cũng cần nắm được. Một trang web hiện đại yêu cầu sự kết hợp nhuần nhuyễn cả ba ngôn ngữ này để có thể hoạt động đúng cách và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 

3 ngôn ngữ Frontend nền tảng này kết hợp với nhau theo nguyên tắc:

  • HTML cung cấp nội dung
  • CSS làm đẹp nội dung đó
  • JavaScript mang lại khả năng tương tác

Trong quá trình xây dựng một trang web, đầu tiên bạn cần dùng HTML để tạo bố cục và nội dung chính. Sau đó, bạn sử dụng CSS để định dạng và điều chỉnh bố cục sao cho thẩm mỹ. Cuối cùng, các thao tác với JavaScript sẽ giúp bạn thêm chức năng tương tác, cải thiện trải nghiệm người dùng.

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối liên hệ của 3 ngôn ngữ này trong lập trình frontend: 

Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8: Đào sâu hơn về HTML CSS và JavaScript

Như đã thông tin bên trên, một trang web muốn đẹp và thu hút hơn không thể nào thiếu sự góp mặt của HTML, CSS và JavaScript. Cụ thể, bạn có thể học theo lộ trình sau:

Lộ trình học HTML

HTML đóng vai trò là ngôn ngữ nền tảng cho phát triển web, cho phép Front End Developer tạo và cấu trúc nội dung trên trang web và ứng dụng.

HTML có hai loại thẻ chính là Block-level Tag và Inline Tag. Cụ thể, một số thẻ HTML thường được sử dụng bao gồm

  • Thẻ Heading
  • Thẻ List
  • Thẻ Link
  • Thẻ Paragraph
  • Thẻ Break

Việc nắm vững đầy đủ các kiến thức về HTML không khó, bạn chỉ cần tìm hiểu đầy đủ qua các chủ đề sau đây:

Sau khi đã tìm hiểu qua về các chủ đề, bạn có thể tiếp tục tham khảo các tài liệu học tập và bài tập thực hành HTML đã được ITviec tổng hợp:

Lộ trình học CSS

Học CSS không chỉ giúp bạn tạo ra các trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

CSS có rất nhiều thuộc tính. Trước tiên, hãy bắt đầu hiểu về các thuộc tính này qua các bài viết sau:

Sau khi đã hiểu rõ về từng thuộc tính, hãy bắt đầu tìm hiểu về các framework CSS. Framework CSS là một tập hợp các quy tắc CSS được viết sẵn, cung cấp một cấu trúc nền tảng để xây dựng giao diện web nhanh chóng và hiệu quả.V

Với CSS framework, thay vì phải viết lại toàn bộ các quy tắc CSS từ đầu cho từng dự án, bạn có thể tận dụng các framework này để tạo ra các giao diện đẹp mắt, nhất quán và tiết kiệm thời gian. Sau đây là gợi ý các framework CSS phổ biến:

  • Bootstrap: Framework phổ biến nhất, cung cấp một hệ thống lưới mạnh mẽ, các thành phần UI sẵn sàng và các tiện ích CSS.
  • Tailwind CSS: Framework CSS utility-first, cho phép bạn tạo ra các giao diện tùy chỉnh cao bằng cách kết hợp các class utility nhỏ.
  • Pure CSS: Framework nhẹ và đơn giản, tập trung vào các thành phần cơ bản.
  • Foundation: Framework mạnh mẽ với nhiều tính năng và tùy chọn.
  • Materialize CSS: Framework dựa trên Material Design của Google, cung cấp giao diện hiện đại và đẹp mắt.

Bảng so sánh các CSS frameworks:

Framework Ưu điểm Nhược điểm Phù hợp với
Bootstrap Dễ sử dụng, nhiều thành phần, cộng đồng lớn Có thể tạo ra các giao diện khá giống nhau Dự án cần giao diện nhanh và dễ làm
Tailwind CSS Tùy chỉnh cao, hiệu suất tốt Cần viết nhiều code hơn Dự án cần giao diện độc đáo và hiệu năng cao
Pure CSS Nhẹ, đơn giản Ít thành phần hơn Dự án nhỏ, cần kiểm soát hoàn toàn CSS
Foundation Mạnh mẽ, nhiều tính năng Có thể phức tạp hơn Dự án lớn, cần nhiều tính năng
Materialize CSS Giao diện đẹp, hiện đại Có thể bị giới hạn bởi Material Design Dự án cần giao diện theo phong cách Material Design

Bạn có thể tham khảo các bài viết thuộc chủ đề CSS qua các bài viết sau đây:

Lộ trình học JavaScript

Một trang web có nền tảng tốt, được trang trí đẹp mắt chỉ mới đáp ứng điều kiện “cần”. Để thu hút và giữ chân được người dùng, tăng tính tương tác chính là điều kiện “đủ”. JavaScript (JS) sẽ giúp lập trình viên Frontend thực hiện vai trò này. JavaScript được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web phức tạp, từ các ứng dụng đơn giản như tính toán đến các ứng dụng web khổng lồ như Facebook, Google Docs.

Các chủ đề JavaScript cần nắm:

Cũng như CSS, đầu tiên, bạn cần tìm hiểu và thật sự hiểu rõ về những thành phần cơ bản của JS. Hãy tìm hiểu cách JavaScript được thực thi trong trình duyệt, sự kiện, DOM; Các toán tử (số học, so sánh, logic, gán); Vòng lặp; Hàm (Cách định nghĩa, gọi hàm, tham số, giá trị trả về); Mảng; DOM,…

Một vài bài viết bạn có thể tham khảo để hiểu rõ các chủ đề JavaScript:

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về TypeScript. TypeScript là một siêu tập của JavaScript, cung cấp thêm các tính năng như kiểu dữ liệu tĩnh, interface, class để giúp viết code sạch hơn, dễ bảo trì hơn. Ngày càng được nhiều công ty và dự án lớn sử dụng, đặc biệt phù hợp với các dự án lớn và phức tạp.

Sau khi đã nắm vững kiến thức, bạn mới nên tìm hiểu về các framework hoặc thư viện JS.

JS frameworks/ library: React, Nest, Angular, Vue, jQuery, NodeJS

JavaScript Frameworks và Libraries là những công cụ giúp bạn xây dựng các ứng dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng cung cấp một bộ các hàm, đối tượng và cấu trúc sẵn có để giải quyết các vấn đề lập trình phổ biến, giúp giảm thiểu thời gian viết code và đảm bảo tính nhất quán của dự án. Một số framework và thư viện JS mà bạn có thể tìm hiểu gồm:

  • React: Thư viện JavaScript phổ biến để xây dựng các giao diện người dùng, sử dụng JSX và virtual DOM.
  • Angular: Framework đầy đủ tính năng để xây dựng các ứng dụng web một trang lớn, sử dụng TypeScript.
  • Vue: Framework linh hoạt và dễ học, tập trung vào việc xây dựng các thành phần UI.
  • jQuery: Thư viện JavaScript cũ hơn, giúp thao tác DOM dễ dàng hơn.
  • Node.js: Môi trường runtime JavaScript, cho phép bạn chạy JavaScript bên ngoài trình duyệt.
  • NestJS: Framework Node.js xây dựng các ứng dụng backend hiệu suất cao.

Bảng so sánh các JavaScript frameworks/ libraries:

Framework

Library

Ưu điểm Nhược điểm Phù hợp với
React Linh hoạt, hiệu suất cao, cộng đồng lớn Cần học nhiều khái niệm mới Dự án lớn, ứng dụng một trang
Angular Toàn diện, cấu trúc tốt Khó học, đồ sộ Dự án lớn, doanh nghiệp
Vue Dễ học, linh hoạt, hiệu suất tốt Cộng đồng nhỏ hơn React Dự án vừa và nhỏ
jQuery Dễ sử dụng, thao tác DOM dễ dàng Cũ, không khuyến khích sử dụng cho dự án mới Dự án nhỏ, cần thao tác DOM đơn giản
Node.js Mạnh mẽ, đa năng Cần hiểu sâu về JavaScript Phát triển backend, server-side rendering
NestJS Hiệu suất cao, cấu trúc tốt Khúc học Dự án backend lớn, cần hiệu suất cao

Tìm hiểu chi tiết hơn về các JavaScript framework qua các bài viết sau:

Từ tháng thứ 9 đến tháng thứ 10 hoặc 12: Tìm hiểu về Version control system (VCS)

VCS là một công cụ rất hữu ích đối với lập trình viên Frontend, đặc biệt là khi làm việc nhóm. Với VCS, bạn có thể dễ dàng xem lại lịch sử thay đổi code, so sánh sự khác biệt và khôi phục những thay đổi khi cần thiết. Tạo các nhánh để thử nghiệm tính năng mới mà không ảnh hưởng đến code chính.

Trong từ 1 đến 3 tháng tìm hiểu về VCS, hãy tập trung vào 2 nội dung chính sau:

  • VCS tool: Git

Git là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán, được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng lập trình. Git thực hiện các thao tác rất nhanh, ngay cả với các kho lưu trữ lớn. Với Git, mỗi lập trình viên tham gia dự án đều sẽ có một bản sao đầy đủ của kho lưu trữ, bạn có thể tạo các nhánh để thử nghiệm và hợp nhất chúng một cách dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến mạch code chính.

  • VCS platform: Github, Gitlab, Bitbucket

Github, Gitlab, Bitbucket là 3 nền tảng VCS được dùng rất phổ biến hiện nay. Khi tìm hiểu về 3 nền tảng này, hãy chú ý đến các khái niệm cơ bản như repository, commit, branch, merge, pull request; Các lệnh Git cơ bản như init, clone, add, commit, push, pull, branch, merge, checkout; Workflow và cách sử dụng chúng để tạo repository, quản lý các nhánh, tạo pull request, review code.

Trong suốt quá trình học Front End: Thực hành các side project

Thực hành đều đặn là chìa khóa để trở thành một lập trình viên frontend giỏi chuyên môn. Hãy dành thời gian mỗi ngày, trong mỗi bài học về các phần trên để thực hành các side project, ngoài ra bạn còn có thể bắt đầu xây dựng các dự án hoặc đóng góp cho các cộng đồng lập trình. 

Các thực hành (best practice) lập trình Frontend

Viết code sạch và dễ bảo trì

  • Sử dụng các quy tắc đặt tên rõ ràng: Chọn tên biến, hàm, class mang tính mô tả cao để dễ hiểu.
  • Định dạng code nhất quán: Sử dụng các công cụ như Prettier để tự động định dạng code, đảm bảo tính đồng bộ trong dự án.
  • Viết code mô đun hóa: Tách code thành các module nhỏ, độc lập để dễ quản lý và tái sử dụng.
  • Sử dụng comments: Giải thích các đoạn code phức tạp hoặc các quyết định thiết kế quan trọng.

Tối ưu hóa hiệu năng

  • Minify và concatenate các file: Giảm kích thước file CSS, JavaScript để tăng tốc độ tải trang.
  • Lazy loading: Chỉ tải các tài nguyên cần thiết khi người dùng tương tác với chúng.
  • Cải thiện thời gian phản hồi: Sử dụng các kỹ thuật như caching, service worker để giảm thiểu thời gian chờ đợi.
  • Tránh reflow và repaint: Hiểu rõ cách trình duyệt render lại trang để giảm thiểu các hoạt động này.

Thiết kế giao diện đáp ứng:

  • Sử dụng media queries: Điều chỉnh giao diện cho phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau.
  • Ưu tiên thiết kế mobile-first: Xây dựng giao diện từ thiết bị di động rồi mở rộng ra các thiết bị lớn hơn.
  • Sử dụng các đơn vị đo tương đối: Em, rem, vh, vw thay vì các đơn vị đo tuyệt đối (px).

Đảm bảo khả năng truy cập:

  • Sử dụng semantic HTML: Sử dụng các thẻ HTML có ý nghĩa để giúp trình đọc màn hình hiểu nội dung trang web.
  • Cung cấp các label cho các input: Giúp người dùng hiểu rõ mục đích của từng trường nhập liệu.
  • Đảm bảo độ tương phản màu sắc: Đảm bảo người dùng có thị lực kém vẫn có thể đọc được nội dung.

Viết code có thể kiểm thử:

  • Sử dụng các unit test: Kiểm tra từng phần nhỏ của code để đảm bảo chúng hoạt động đúng.
  • Viết code dễ kiểm thử: Tách biệt logic khỏi giao diện để dễ dàng viết test.
  • Sử dụng các công cụ kiểm thử: Jest, Mocha, Chai,…

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các best practice khác như:

  • Sử dụng version control: Git
  • Làm việc theo nhóm: Agile, Scrum
  • Tìm hiểu các công cụ và thư viện mới: npm, yarn, Babel, Webpack
  • Tham gia cộng đồng: Stack Overflow, GitHub, các diễn đàn

Các câu hỏi thường gặp về lộ trình học Front End

Tôi có thể hoàn thành lộ trình học Front End trên trong thời gian ngắn hơn không?

Bạn hoàn toàn có thể hoàn thành lộ trình học Front End trong thời gian ngắn hơn. Điều này phụ thuộc vào thời gian dành cho việc học, khả năng thông hiểu vấn đề và các nguồn tài liệu để việc học dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, đừng quá chú ý về thời gian, khả năng bạn hiểu toàn bộ kiến thức và thành thạo các kỹ năng lập trình frontend sau khi kết thúc lộ trình mới là điều quan trọng.

Đọc thêm: Tài liệu dành cho Front end Developer từ cơ bản đến nâng cao

Lộ trình học Mobile Front End Developer như thế nào?

Xu hướng chính trong phát triển front-end trong những năm gần đây là sự phát triển của các ứng dụng cho smartphone. Do đó, các lập trình viên frontend đi theo nhánh mobile app cũng tăng lên đáng kể.

Lộ trình học Front End cho Mobile cũng tương tự như Web Front End. Tuy nhiên, bạn sẽ cần dành thêm một khoảng thời gian để học thêm về Mobile Frontend Framework. Một số framework phổ biến và hữu dụng mà bạn nên tìm hiểu gồm: React Native, Flutter, Ionic, Nativescript.

Lương của Front End Developer có cao không?

Mức lương của lập trình viên nói chung hoặc lập trình viên Front End nói riêng khá lý tưởng. Theo báo cáo “Mức lương & Mong đợi nghề nghiệp của các Chuyên gia IT 2023 – 2024” mà ITviec đã thực hiện, lương khởi điểm và khoảng 2 năm kinh nghiệm của một Frontend Developer là 14.000.000 đồng.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết cụ thể mức lương theo số năm kinh nghiệm từ dưới 1 năm đến trên 8 năm của vị trí công việc này. 

Số năm < 1 1 – 2 3 – 4 5 – 8 > 8
Frontend Developer 7.500.000 14.000.000 28.000.000 40.000.000 55.000.000

Lưu ý: Đây là mức lương tính theo kỹ năng chuyên môn. Chưa tính các khoản hỗ trợ, phụ cấp mà bạn có thể nhận được từ chế độ phúc lợi của công ty. Mức thu nhập ở trên cũng chỉ mang tính tham khảo, dựa trên nhiều yếu tố khác nữa như dựa trên đặc thù công việc, tuỳ theo từng công ty..v..v

Tổng kết Lộ trình học Front End

Sau khi hoàn thành xong lộ trình học Front End 12 tháng này, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng trang web portfolio của mình rồi. Hãy tham gia nhiều dự án để thực hành kỹ năng và mang lại nhiều kinh nghiệm về HTML, CSS, JavaScript và framework mà bạn đã học trong suốt thời gian qua nhé.