ReactJS vs React Native được nhiều lập trình viên quan tâm khi lựa chọn framework phù hợp với dự án của mình. Cả hai đều được nghiên cứu và phát triển bởi Facebook nhưng lại có tính năng và mục đích sử dụng riêng biệt. Vậy ReactJS vs React Native có những điểm gì khác biệt?

Đọc bài viết sau đây để được giải đáp chi tiết hơn về:

  • Sự khác biệt giữa ReactJS vs React Native
  • Khi nào nên sử dụng ReactJS vs React Native
  • Một số câu hỏi thường gặp về hai thư viện JavaScript phổ biến

ReactJS là gì?

ReactJS là một thư viện JavaScript mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi trong ứng dụng phát triển trang đơn (single page). Đây là một trong những thư viện phổ biến để xây dựng giao diện người dùng (UI) cho các ứng dụng web và di động. ReactJS được Facebook phát triển vào năm 2011 và trở nên phổ biến hơn từ đó.

Ngoài ra, để có trải nghiệm trang web UX/UI lý tưởng thì ReactJS chính là lựa chọn thích hợp. Cùng với JavaScript, ReactJS cũng có thể được sử dụng với JSX.

Ưu và nhược điểm của ReactJS

ReactJS đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người dùng và developer như:

  • Cung cấp quy trình gỡ lỗi dễ dàng, mã có thể tái sử dụng (reusable)
  • React sử dụng DOM ảo giúp tối ưu hóa việc cập nhật giao diện, cải thiện hiệu suất ứng dụng.
  • React có một cộng đồng rất lớn và sôi động, cung cấp nhiều tài liệu, thư viện và hỗ trợ.
  • Phổ biến và được nhiều công ty lớn sử dụng, điều này đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của React.
  • Hỗ trợ thư viện React Native mang lại hiệu suất hiệu quả.

Là một thư viện khá dễ học và thành thạo nhưng ReactJS vẫn có một số nhược điểm như:

  • Thay đổi và cập nhật thường xuyên, khiến cho một số developers cảm thấy khó khăn khi phải liên tục cập nhật theo xu hướng. Nhưng React có một cộng đồng lớn và sôi động luôn có sẵn các tài liệu và hướng dẫn cập nhật.
  • JSX là phần mở rộng cú pháp cho phép HTML kết hợp với JavaScript, tuy nhiên cũng là rào cản cho các developers khi học về ReactJS, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu.
  • Khi ứng dụng trở nên phức tạp, việc quản lý state và các component có thể trở nên khó khăn hơn.

Phương thức hoạt động của ReactJS

ReactJS sử dụng DOM, một giao diện lập trình thiết yếu đại diện cho một tài liệu web và nội dung của nó. Khả năng của thư viện và framework để quản lý DOM có tác động đến cách chúng được sử dụng cũng như hiển thị cuối cùng.

DOM ảo là công cụ thay đổi cuộc chơi cho ReactJS, một đại diện ảo của DOM thực. Điều đó có nghĩa là DOM ảo quản lý bản cập nhật nhanh trong khi tạo UI động. Sự khác biệt chính là DOM ảo nhanh, có hiệu suất cải thiện và trải nghiệm người dùng tốt hơn so với bản cập nhật DOM thực.

Xem thêm: ReactJS là gì: Tính năng nổi bật, cách hoạt động và Lifecycle

React Native là gì?

React Native là một framework dựa trên JavaScript do Facebook phát triển để đáp ứng nhu cầu xây dựng ứng dụng di động, cho phép phát triển mobile app dựa trên một cơ sở mã duy nhất. Framework JavaScript này cho phép bạn xây dựng mobile app hiển thị trên các nền tảng khác nhau như iOS, Windows và Android.

Ưu và nhược điểm của React Native

Một số ưu điểm nổi bật của React Native như:

  • Dễ học: Sử dụng JavaScript làm ngôn ngữ lập trình cơ bản, khiến cho chúng có tính linh hoạt và dễ sử dụng hơn. 
  • Tái sử dụng: Cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng đa nền tảng, sử dụng một cơ sở mã để triển khai trên cả nền tảng Android và iOS. 
  • Ít lỗi hơn: Khi triển khai nên nhiều nền tảng khác nhau, ít phải gỡ lỗi và tối ưu hóa hơn. 
  • Sử dụng JavaScript: Dễ học đối với các lập trình viên đã biết JavaScript, React hoặc phát triển web trước đó. 
  • Cộng đồng lớn: Hỗ trợ mạnh mẽ, nhiều thư viện và công cụ nguồn mở.

Là một framework dễ học và thành thạo nhưng React Native vẫn còn một số nhược điểm như:

  • Thiếu module tùy chỉnh do tải nhiều tính năng, giảm tốc độ phát triển và phụ thuộc vào thư viện của bên thứ ba. 
  • Thường xuyên cập nhật các thành phần gốc và tùy chỉnh.
  • Thời gian tải mất rất nhiều thời gian.
  • Hiệu suất kém hơn so với native app.
  • Kích thước ứng dụng lớn hơn.

Phương thức hoạt động của React Native

React Native sử dụng Java / Kotlin thông qua React Native bridge cho Android, Swift / Objective-C thông qua React Native bridge cho iOS khi render với thành phần UI. Sau đó, JavaScript được sử dụng để xây dựng mã còn lại và cá nhân hóa ứng dụng cho mọi nền tảng, cho phép khả năng tái sử dụng thành phần cũng như khả năng chia sẻ mã.

React Native không sử dụng HTML hay CSS. Do đó, lập trình viên cần phải tạo các bảng định kiểu trong JavaScript để định dạng cho các thành phần React Native. Tuy nhiên, nó có thể trông giống với CSS.

Ví dụ:

const styles = StyleSheet.create({

  container: {

    flex: 1,

    backgroundColor: 'white',

    alignItems: 'center',

    justifyContent: 'center'

  }

});

Xem thêm: React Native: Chi tiết React Native là gì và Cách sử dụng A-Z

So sánh sự khác nhau giữa ReactJS vs React Native 

Quá trình cài đặt

Để cài đặt ReactJS, bạn sẽ cần tích hợp thư viện ReactJS vào trang HTML trong thẻ <script>. Sau đó, bạn có thể tạo React Component để tích hợp vào HTML.

<script src="https://unpkg.com/react@16/umd/react.development.js"<crossorigin></script>

<scriptsrc="https://unpkg.com/react-dom@16/umd/react-dom.development.js"<crossorigin></script>

Còn để cài đặt React Native, bạn cần có môi trường phát triển như Android Studio cho Android hay Xcode cho iOS. Tuy nhiên, bạn cũng cần cài đặt các công cụ khác như NodeJS, React Native CLI.

Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn có thể tạo dự án trong React Native Command Line Interface và thực thi trình giả lập di động hoặc thiết bị của riêng bạn.

Hiện nay, được khuyến nghị sử dụng create-react-app hoặc Vite để có thể tạo dự án React hiện đại.

Tính năng nổi bật

Với ReactJS, thư viện có thể thực thi ở phía máy khách trong khi được hiển thị ở phía máy chủ. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả của lập trình viên mà còn cung cấp cho họ nhiều tùy chọn hơn để sử dụng khi tạo khái niệm cơ bản.

Dễ hiểu hơn, chúng hữu ích cho cả thành phần cấp thấp như nút nhấn hay các thành phần chức năng cao hơn như danh sách thả xuống. 

Trong khi đó, React Native lại triển khai cách tiếp cận khác để tối đa hóa hiệu quả. Các thành phần bạn có thể sử dụng trong iOS và Android với thành phần tương ứng để có giao diện và cảm nhận tương tự trong ReactJS.

Các thành phần gốc có thể tái sử dụng là các khối cơ bản của React Native. Do đó, ứng dụng sẽ có giao diện, chức năng và tốc độ tuyệt vời, giúp React Native khác biệt so với các framework mobile app khác. 

Nền tảng ngôn ngữ lập trình

ReactJS là thư viện tập trung vào phát triển giao diện người dùng (UI) cho website bằng JavaScript. Do đó, bạn sẽ cần có kiến thức về JavaScript trước khi bắt đầu với JavaScript. 

Trong khi đó, React Native là framework sử dụng ReactJS để tạo giao diện người dùng cho ứng dụng di động. Không chỉ sử dụng JavaScript mà React Native còn kết hợp mã Java, Objective-C, Objective-C++ và C++.

Do đó, nó sẽ sở hữu tất cả chức năng của ReactJS và cung cấp nhiều lợi thế sử dụng thành phần khai báo như ReactJS. Với React Native, bạn sẽ phải học các ngôn ngữ được sử dụng để có thể xây dựng mobile app bằng React Native. 

Tính khả thi

ReactJS có sự kết hợp giữa JavaScript, HTML và JSX, điều này giúp dễ dàng tích hợp CSS để loại bỏ các thách thức liên quan, chẳng hạn như global namespace hoặc cô lập biến (variable isolation).

Trong khi đó, React Native cho phép thêm nhiều thành phần gốc khác nhau vào mã ứng dụng hiện tại. Nếu ứng dụng được phát triển bằng Ionic hoặc Cordova thì bạn có thể sử dụng mã đó trên Ionic chỉ bằng cách tích hợp plugin. 

Khả năng tương thích

ReactJS có kết hợp với yếu tố SEO và được hiển thị trên máy chủ của người dùng bằng Nodejs.

Trong khi đó, React Native được thiết kế dành riêng cho mobile app. Do đó, bên cạnh phát triển giao diện người dùng, React Native hoạt động như một thư viện JavaScript hơn là framework. Chính vì vậy, React Native đem lại một ứng dụng di động cực kỳ nhạy, mượt mà và thời gian tải nhanh hơn. 

Cú pháp

Khi sử dụng ReactJS, bạn có thể viết mã bằng JavaScript, sau đó render thành phần giống HTML với thẻ <p>, <div>, <h1>,… Bạn cũng có thể sử dụng JSX, một phần mở rộng cú pháp đặc biệt cho JavaScript.

Trong khi đó, nếu sử dụng React Native, bạn phải biết cú pháp cụ thể của nó. React Native render các thành phần bằng <view>, <text>, <images>,… thay vì render thành phần giống HTML. Bởi vì không sử dụng HTML nên React Native không được ưa chuộng trong việc lựa chọn giải pháp phát triển web. Điều này có nghĩa bạn không thể sử dụng bất kỳ thư viện nào về HTML, SVG hoặc Canvas trong lập trình React Native. 

Thành phần

ReactJS là thư viện dựa trên thành phần (components). Thành phần là một lớp (class) hoặc phương thức (method) JavaScript cung cấp một phần tử React và xác định giao diện của một phần UI nhất định. ReactJS có hai thành phần khác nhau là thành phần hàm (function component) và thành phần lớp (class component).

Thành phần hàm:

function Welcome(props)
{
return <h1> Hello, {props.name} </h1>;
}

Bên cạnh đó, bạn có thể xác định cùng một thành phần bằng cách sử dụng ES6:

class Welcome extends React.Component
{
render()
{
return <h1> Hello, {this.props.name} </h1>;
}
}

Trong khi đó, React Native có thành phần Native và module Native cho phép phát triển ứng dụng. Các thành phần Native là tiện ích tiện dụng sẵn sàng để sử dụng, chúng là một phần của nền tảng hoặc dưới dạng thư viện của bên thứ ba.

Module Native là một tập hợp các hàm JavaScript hỗ trợ API khi React Native không hỗ trợ tính năng hoặc module bắt buộc mà bạn yêu cầu. Với một số công cụ từ GitHub, bạn có thể xây dựng module của riêng mình.

  • Tạo thành phần chế độ xem Native bằng một lệnh duy nhất.
  • CLI để thiết lập module, ví dụ đơn giản cho nền tảng Android và iOS.

Điều hướng

Nếu phát triển ứng dụng ReactJS, bạn sẽ cần biết đến thư viện react-router cung cấp điều hướng. Bên cạnh đó, hook useHistory đã trở thành một tính năng hữu ích trong framework để truy cập vào phiên bản lịch sử.

Ngược lại, React Native không cho phép sử dụng react-router. Do đó, React Native cung cấp một thư viện Navigator độc đáo để quản lý quá trình chuyển đổi giữa màn hình khác nhau.

Bên cạnh đó, bạn cũng tìm thấy một thư viện khác có tên là React Native Navigation. Thư viện này sẽ cung cấp điều hướng nền tảng gốc chính xác trên cả nền tảng Android và iOS.

Xem thêm: React Native SVG: Hướng dẫn sử dụng thư viện react-native-svg

Lưu trữ

ReactJS sử dụng bộ nhớ cục bộ để lưu trữ và quản lý dữ liệu. Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ cục bộ không có ngày hết hạn, do đó, dữ liệu cũng sẽ được lưu trữ ngay cả khi cửa sổ trình duyệt đóng.

Trong khi đó, React Native sử dụng AsyncStorage theo mặc định. Ngoài ra, nó cũng có một số thư viện cho phép lưu trữ dữ liệu cục bộ. Tuy nhiên, khi phát triển React Native, bạn cần có một số tùy chọn để lưu trữ dữ liệu, cụ thể như:

  • Khi sử dụng Redux, bạn có thể sử dụng redux-persist. 
  • Sử dụng thư viện để lưu trữ dữ liệu trên thiết bị hoặc realm hoặc SQLite.

Thân thiện với công cụ tìm kiếm

Khi phát triển ứng dụng ReactJS, lập trình viên cần ghi nhớ về yếu tố SEO. Tuy nhiên, mục tiêu chính của ReactJS là cung cấp giao diện người dùng trực quan, thay đổi liên tục và tùy thuộc vào tương tác của người dùng. Thế nhưng, trên thực tế, bạn chỉ cần lập chỉ mục trang web một cách chính xác để bot Google chú ý đến ứng dụng của mình.

Bên cạnh đó, React Native lại không liên quan đến SEO, phụ thuộc vào cách lập trình viên xây dựng giao diện người dùng.

Tổng hợp sự khác nhau giữa ReactJS vs React Native

Dưới đây là bảng tổng hợp những điểm khác biệt giữa ReactJS và React Native như sau:

Thành phần ReactJS React Native
Định nghĩa Thư viện JavaScript được sử dụng rộng rãi để phát triển UI.  Framework di động đa nền tảng được sử dụng để phát triển ứng dụng di động. 
Nền tảng Được sử dụng chính cho phát triển giao diện Frontend Cho phép phát triển ứng dụng di động đa nền tảng bằng JavaScript, tận dụng các thành phần gốc của hệ điều hành.
UI Sử dụng JSX (JavaScript XML) kết hợp HTML-like syntax với JavaScript

Virtual DOM để tối ưu hóa rendering.

Hiển thị JSX trong UI, hỗ trợ các thẻ JSX cụ thể được sử dụng.
Ngôn ngữ lập trình JavaScript, Typescript  JavaScript, TypeScript,  Java, Objective-C, Objective-C++ và C++
Thành phần Thành phần hàm (function component) và thành phần lớp (class component), hook Thành phần Native và module Native
Lưu trữ Bộ nhớ cục bộ  Sử dụng AsyncStorage theo mặc định
Render Sử dụng DOM ảo, một công cụ cho phép tương tác dễ dàng với DOM components. Sử dụng rộng rãi API gốc.
Điều hướng Sử dụng React Router cho phép người dùng truy cập các trang web khác nhau.  Sử dụng thư viện Nagivator tích hợp để cho phép người dùng truy cập màn hình khác nhau.
Hỗ trợ thư viện bên ngoài Hỗ trợ nhiều thư viện third-party  Thiếu cả thư viện gốc và hỗ trợ third-party.
Animation Yêu cầu animation, có thể dễ dàng thêm bằng CSS Sử dụng API animation để kết hợp animation trong React Native
Tính bảo mật Tương đối cao Thấp
Khả năng sử dụng Được sử dụng rộng rãi để phát triển giao diện người dùng động cho ứng dụng web. Được sử dụng để phát triển ứng dụng di động.
SEO Có yếu tố SEO, thân thiện với công cụ tìm kiếm Không
Ứng dụng Facebook, Netflix, Medium, Udemy Uber Eats, Tesla

Khi nào nên sử dụng ReactJS vs React Native?

Việc lựa chọn khi nào nên sử dụng ReactJS hay React Native phụ thuộc vào tính chất dự án của bạn đang xây dựng cho website hay thiết bị di động.

Nếu bạn muốn tạo trang web thì có thể ưu tiên ReactJS. Ngược lại, nếu bạn đang cần lập trình một ứng dụng di động dành cho điện thoại hoặc máy tính bảng thì React Native là lựa chọn tối ưu hơn. 

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng lựa chọn ReactJS hay React Native cho dự án của mình:

Tính chất ReactJS React Native Công cụ hỗ trợ
Trang web hoặc ứng dụng web phức tạp Phù hợp Không phù hợp Redux, Webpack, Babel
Ứng dụng di động đơn giản Không phù hợp Phù hợp Redux, Expo
Ứng dụng đa nền tảng (cross-platform) Phù hợp nhưng có giới hạn Phù hợp, có tiềm năng tương thích đa nền tảng tốt hơn Redux, Webpack, Babel
Ứng dụng hiệu suất cao  Phù hợp, tiềm năng đem lại hiệu suất tốt Phù hợp, đem lại hiệu suất tốt hơn ReactJS Next.js, Gatsby
Ứng dụng với thành phần UI phức tạp Phù hợp nhưng có rủi ro tiềm ẩn Phù hợp, có rủi ro tiềm ẩn styled-components, Material UI
Ứng dụng cần cập nhật và lặp lại thường xuyên Phù hợp, với chu kỳ phát triển nhanh Phù hợp, chu kỳ phát triển nhanh nhưng có thể cần thêm cập nhật mã Native Next.js, Gatsby
Ứng dụng có nhu cầu truy cập vào tính năng gốc Không phù hợp Phù hợp, có quyền truy cập vào tính năng gốc thông qua module Native React Native Navigation, React Native Maps

Câu hỏi thường gặp về ReactJS vs React Native

React Native có bị lỗi thời không?

Hiện tại, React Native không hề bị lỗi thời và vẫn có một số ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp lớn như Tesla, Skype, Wix hoặc UberEats.

Những thương hiệu này đã sử dụng tính năng của React Native bằng cách đem lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời và ấn tượng. Hiện nay, Facebook (tổ chức tạo ra React Native) vẫn đang tích cực phát triển và cải tiến framework này.

ReactJS và React Native cái nào tốt hơn?

ReactJS được xem là thư viện hiệu quả và có hiệu suất cao hơn so với React Native trong việc hiển thị nội dung động vì nó sử dụng DOM ảo. Do đó, ReactJS cung cấp thời gian kết xuất nhanh hơn. Mặt khác, React Native sử dụng DOM thực, dẫn đến hiệu suất chậm lại tại thời điểm kết xuất các trang phức tạp.

Có thể sử dụng React Native để phát triển giao diện web? 

React Native được sử dụng để phát triển mobile app, cung cấp giao diện người dùng mượt mà, khả năng phản hồi nhanh và cải thiện thời gian tải.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng React Native cho phát triển web bằng các công cụ như Accessibility Label hay Accessibility Role. React Native cho website sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai đang bắt đầu với Native App.

Khuyến cáo chỉ sử dụng React Native cho web trong những trường hợp đặc biệt, khi cần tái sử dụng codebase giữa ứng dụng mobile và web.

Tổng kết về ReactJS và React Native

ReactJS vs React Native đều là những framework JavaScript phổ biến và được sử dụng phù hợp với những mục đích khác nhau.

ReactJS là lựa chọn tuyệt vời cho phát triển web, trong khi React Native phù hợp để xây dựng ứng dụng di động. Việc lựa chọn công nghệ nào phụ thuộc vào yêu cầu dự án, mục tiêu và kỹ năng của đội ngũ phát triển.