Nội dung chính
Lĩnh vực kiểm thử phần mềm đang phát triển mạnh mẽ và trở thành lựa chọn hấp dẫn. Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình các khóa học tester phù hợp nếu muốn chuyển sang lĩnh vực này hoặc nâng cao kỹ năng trong công việc hiện tại.
Đọc bài viết này để tìm hiểu ngay:
- Khóa học tester là gì? Những kiến thức nào sẽ có trong một khóa học tester?
- 10+ khóa học tester cho người mới bắt đầu
- Những câu hỏi thường gặp khi học tester
Khóa học tester là gì? Những kiến thức nào sẽ có trong một khóa học tester?
Khóa học tester là một chương trình đào tạo cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện kiểm thử phần mềm một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Các khóa học này không chỉ giúp học viên làm chủ các kỹ thuật kiểm thử như automation testing, thiết kế trường hợp kiểm thử, theo dõi sự cố, quản lý kiểm thử,… mà còn hướng dẫn cách phân tích, kiểm tra, quan sát và đánh giá các thành phần khác nhau của phần mềm.
Sau khi hoàn thành khóa học kiểm thử phần mềm, học viên có thể chọn theo nhiều hướng phát triển sự nghiệp khác nhau như Software Tester, Software Engineer, QA, Software Test Lead, Test Analyst, Software Programmer, v.v.
Đọc thêm: Tester là gì? Những kỹ năng quan trọng mà một Tester giỏi cần có?
Trong một khóa học tester, bạn sẽ được trang bị với những kiến thức cơ bản và nâng cao trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Dưới đây là một số kiến thức mà bạn có thể mong đợi trong một khóa học tester:
- Khóa học dành cho người mới bắt đầu có thể bao gồm những kiến thức cơ bản về lập trình phần mềm như: Quy trình phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle – SDLC) và các mô hình SDLC, Software Architecture,… trước khi chuyển sang các chủ đề kiểm thử phần mềm cụ thể.
- Khi học kiểm thử phần mềm cơ bản, bạn sẽ được học về các kỹ thuật kiểm thử phần mềm, vòng đời kiểm thử phần mềm, các chỉ số đo lường hiệu quả kiểm thử, quản lý defect phần mềm,…
- Sau đó, bạn sẽ được “thử sức” với bài tập kiểm thử phần mềm, các dự án kiểm thử chạy thời gian thực, trải nghiệm các công cụ tự động hóa kiểm thử,…
- Cách áp dụng trí tuệ nhân tạo để tự động hóa một số công cụ kiểm thử.
- Chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ quốc tế như ISTQB, CTFL, v.v. hoặc chuẩn bị các “mẹo” phỏng vấn cho các Fresher Tester.
Các loại khóa học tester
Có một loạt các khóa đào tạo mà bạn có thể tham gia để nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Dưới đây là một danh mục cấp tổng quan về những loại khóa học tester phổ biến nhất.
Khóa học tester cơ bản
Khóa học tester cơ bản cung cấp một nền tảng vững chắc về kiểm thử phần mềm, từ các khái niệm cơ bản đến các kỹ thuật và công cụ hỗ trợ. Học viên sẽ được tiếp cận với quy trình kiểm thử phần mềm, các phương pháp kiểm thử chức năng và phi chức năng, cũng như học cách sử dụng các công cụ quản lý test case và automated testing.
Ngoài ra, khóa học cũng tập trung vào phát triển kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, phân tích vấn đề và quản lý thời gian.
Các khóa học Agile Testing
Loại hình đào tạo thứ hai liên quan đến phương pháp Agile, bao gồm phương pháp Agile, các nghi lễ Scrum,… Trong các khóa học Agile Testing, bạn sẽ học cách giải quyết vấn đề kiểm thử trong môi trường Agile và có thể trở thành Chuyên viên về Chất lượng Agile (Practitioner Agile Quality – PAQ).
Các khóa đào tạo ISTQB®
Loại hình đào tạo kiểm thử thứ ba tập trung vào chương trình ISTQB. ISTQB là viết tắt của Hội đồng Chứng nhận Kiểm thử Phần mềm Quốc tế. Tổ chức quốc tế này cam kết thực hiện một khung khái niệm rõ ràng trong quá trình kiểm thử.
Điều này khiến cho ISTQB trở thành một chuẩn mực được công nhận trên toàn cầu đối với các khóa học, bài kiểm tra và chứng chỉ. Cường độ của mỗi khóa học hoặc chương trình đào tạo có thể khác nhau tùy theo nguồn lực và mục tiêu cụ thể.
Các khóa đào tạo của TMap® Suite
Loại hình đào tạo kiểm thử thứ tư liên quan đến TMap® do Sogeti phát triển từ năm 1995. TMap® Suite là một phương pháp kiểm thử có cấu trúc, theo hướng tiếp cận hướng giai đoạn và thường làm việc chặt chẽ với DevOps và theo mô hình Agile.
Khóa học tester chuyên sâu
Trong khóa học này, bạn sẽ tiếp cận với kiến thức kiểm thử phần mềm chuyên sâu hơn và chi tiết hơn, bao gồm sử dụng trí tuệ nhân tạo vào kiểm thử, kiểm thử cơ sở hạ tầng, hoặc kiểm thử toàn bộ chuỗi.
Gợi ý 10 khóa học tester cho người mới bắt đầu
Selenium WebDriver với Java: Cơ bản đến nâng cao + Frameworks từ Udemy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 55 giờ với video
- Chi phí: 1.599.000đ
Trong khóa học này, bạn sẽ được học và hiểu sâu hơn về Selenium (bộ kiểm thử tự động miễn phí) và các nguyên tắc cơ bản của Java. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ có khả năng automated testing trên website, bao gồm nhập dữ liệu, click button, kiểm tra kết quả,…
Quan trọng nhất, khóa học cung cấp nhiều ví dụ thực tế và hướng dẫn giải quyết các vấn đề phức tạp, giúp bạn tự tin hơn khi tham gia phỏng vấn về Selenium và Java.
Xem thêm: Java là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về ngôn ngữ Java
ISTQB Software Testing Training từ The Knowledge Academy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 3 ngày
- Chi phí: Liên hệ
Như đã giới thiệu ở trên, ISTQB là một hiệp hội đã xác định nên các tiêu chuẩn kiểm thử phần mềm toàn cầu. Khóa học này phù hợp cho những người mới bắt đầu làm quen với kiểm thử phần mềm với tổng cộng 23 module bài học, đi qua các nội dung như:
- Giải thích các nguyên tắc và tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm
- Các nguyên tắc đạo đức trong việc kiểm thử phần mềm
- Các kỹ thuật kiểm thử phổ biến
- Công cụ kiểm thử
- …
Không có yêu cầu giới hạn nào cho khóa học này nhưng những người tham gia nên có một số kiến thức nền tảng về lập trình. Sau khi vượt qua các kỳ thi cần thiết trong chương trình này, học viên sẽ nhận được chứng chỉ ISTQB Software Testing Foundation chính thức.
Appium – From Scratch Mobile Testing (Android/IOS) + Frameworks từ Udemy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 25,5 giờ với video
- Chi phí: 1.499.000đ
Trong khóa học tester này, bạn sẽ được hướng dẫn cách automated testing cho các ứng dụng di động trên nền tảng Android và IOS, bao gồm cả ứng dụng native, hybrid và web. Đồng thời, bạn sẽ được khám phá cách sử dụng các công nghệ như TestNG, Jenkins, JUnit, Git, Extent Reports và Apache Log4J2 để tối ưu hóa quá trình kiểm thử.
Bạn cũng sẽ được hướng dẫn về các tiêu chuẩn viết code và quy trình phát triển phải tuân theo khi xây dựng tập lệnh automated testing. Khóa học cũng tập trung vào việc automated testing các trình duyệt web như Chrome và Safari bằng cách sử dụng trình điều khiển web Appium.
Scratch – Rest Assured Java Rest API Testing (Automation) từ Packt
- Thời gian hoàn thành khóa học: 24,5 giờ với video
- Chi phí: 623.376đ
Trong khóa học này, bạn sẽ tiếp cận với mọi khía cạnh của việc automated testing cho các API REST bằng Java. Bạn sẽ được hướng dẫn cách tổ chức, tạo và xây dựng các frameworks API REST từ đầu.
Khám phá cách sử dụng các công cụ kiểm thử API REST phổ biến như Postman và áp dụng chúng vào quy trình automated testing.
The Complete 2024 Software Testing Bootcamp từ Udemy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 32,5 giờ với video
- Chi phí: 1.899.000đ
Trong khóa học này, bạn sẽ học về các nguyên tắc cơ bản của kiểm thử phần mềm, bao gồm kỹ thuật kiểm thử hộp đen, triển khai quy trình kiểm thử trên các công cụ quản lý như JIRA, kỹ thuật kiểm thử hộp trắng, kiểm thử API với Postman, viết trường hợp kiểm thử, báo cáo lỗi, xem xét yêu cầu, viết kịch bản kiểm thử bằng công cụ Trello,…
Khóa học này cũng sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng CV lý tưởng cho tester.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp gây ấn tượng trong 60 giây
Learn Cucumber BDD with Java – MasterClass Selenium Framework từ Udemy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 12 giờ với video
- Chi phí: 1.699.000đ
Trong khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn cách thực hiện thiết lập Selenium Framework từ đầu. Các kiến thức về công cụ Cucumber từ cơ bản đến nâng cao trong khóa học giúp bạn hiểu rõ về cách hoạt động của nó từ bên trong ra ngoài.
Khóa học cũng sẽ giúp bạn hiểu được cách kích hoạt tự động thông qua công cụ Jenkins, giúp tối ưu hóa quy trình làm việc. Hơn nữa, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về BDD (Behavior-Driven Development), giúp bạn hiểu rõ về việc phát triển phần mềm theo hướng hành vi.
Selenium WebDriver MasterClass (Basic + Advance + Architect) từ Java Code Geeks
- Thời gian hoàn thành khóa học: 48 giờ với video
- Chi phí: 448.761đ
Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực SDET và automated testing, khóa học này đều phù hợp với bạn. Khóa học sẽ dẫn dắt bạn từng bước từ những kiến thức cơ bản nhất đến những kỹ thuật nâng cao, giúp bạn trở thành một Chuyên gia SDET và automated testing.
Trong khóa học, bạn sẽ có cơ hội nâng cao kỹ năng viết code Selenium và Java của mình. Đồng thời, bạn cũng sẽ được giới thiệu và học hỏi về lập trình hướng khía cạnh (AOP) và kỹ thuật tự động chuyển đổi giữa các frames.
Test Driven Development (TDD) with Java for beginners từ Udemy
- Thời gian hoàn thành khóa học: 1,5 giờ với video
- Chi phí: 299.000đ
Khóa học này sẽ hướng dẫn bạn thực hành Test Driven Development (TDD) với Java, sử dụng phương pháp “Kiểm thử trước” (Test-First) để tối ưu hóa quy trình phát triển phần mềm. Vòng đời “Đỏ, Xanh, Tái cấu trúc” giúp bạn nhận phản hồi nhanh chóng, từ đó điều chỉnh code kịp thời và tối ưu hóa quy trình phát triển.
Khóa học còn cung cấp cách sử dụng kiểm thử như một công cụ để refactor code an toàn, đảm bảo bạn không làm hỏng các tính năng hiện có trong quá trình cải thiện cấu trúc.
- Thời gian hoàn thành khóa học: 1 tháng
- Chi phí: Miễn phí
Khóa học này sẽ giúp bạn hiểu và phân tích một cách chi tiết các A/B Testing. Bạn sẽ được hướng dẫn khám phá sự kỳ diệu của việc thực hiện các kiểm thử phân tách và nhận biết tầm quan trọng của việc hiểu về trải nghiệm người dùng trong một ứng dụng cụ thể. Ngoài ra, khóa học cũng sẽ giúp bạn học cách lựa chọn và mô tả các số liệu mà bạn có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của các kiểm thử mà bạn thực hiện.
Software Testing using Selenium từ Aptech Learning
- Thời gian hoàn thành khóa học: 1 tháng
- Chi phí: 3.647.776đ
Bên cạnh việc đào tạo về Selenium, khóa học còn trang bị cho bạn kiến thức nền tảng về các ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng hiện nay, bao gồm:
- PHP: Ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, thường được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web động.
- C#: Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng linh hoạt, được ứng dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm doanh nghiệp.
- Python: Ngôn ngữ lập trình dễ học, dễ đọc, được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.
- Java: Ngôn ngữ lập trình nền tảng, có tính bảo mật cao, được sử dụng để xây dựng các ứng dụng web phức tạp và các hệ thống doanh nghiệp lớn.
Các câu hỏi về khóa học Tester thường gặp
Cần bao lâu để hoàn thành khóa học tester?
Bạn có thể tham gia vào các khóa học tester kéo dài trong 4 tháng do các viện kiểm thử phần mềm cung cấp. Hoặc bạn cũng có thể chọn lựa chương trình học lấy bằng tốt nghiệp kéo dài 6 tháng hoặc 1 năm chuyên về kiểm thử phần mềm.
Có những lựa chọn nghề nghiệp nào sau khi hoàn thành khóa học tester phần mềm?
Lộ trình phát triển nghề Tester được chia thành các cấp độ như sau:
- Level 1: Fresher – Những bạn mới tốt nghiệp khóa đào tạo cơ bản và bắt đầu làm Tester.
- Level 2: Junior – Tester đã hiểu và thực thi các test case cơ bản, cũng như báo cáo bugs.
- Level 3: Senior – Chuyên gia với kiến thức kỹ thuật sâu về kiểm thử phần mềm, đặc biệt trong các lĩnh vực ứng dụng phức tạp.
- Level 4: Tester Leader – Người quản lý tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các Tester trong dự án.
- Level 5: Tester Manager – Quản lý và điều phối các nhóm kiểm thử, lập kế hoạch chiến lược và đưa ra dự đoán.
- Level 6: Senior Tester Manager – Vị trí cao cấp dành cho những Test Manager có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng.
Ngoài ra, sau khi đạt đủ kiến thức và kinh nghiệm ở cấp độ 4, tester có thể chuyển sang các vai trò khác như Business Analyst hoặc Project Manager, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Khóa học tester có bao gồm học code không?
Có những vị trí kiểm thử phần mềm sẽ không yêu cầu biết code. Tuy nhiên, có kiến thức về code có thể hữu ích trong lĩnh vực kiểm thử. Có hiểu biết về code cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể đọc và hiểu code, nhưng không nhất thiết phải có khả năng viết code từ đầu để tạo ra một sản phẩm hoặc tính năng.
Gợi ý sách tự học dành cho tester
Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm trong ngành, những cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng vững chắc, các kỹ thuật chuyên sâu và những lời khuyên hữu ích để trở thành một tester xuất sắc.
- Foundations of Software Testing – Rex Black: Cuốn sách kinh điển giới thiệu toàn diện về kiểm thử phần mềm. Phù hợp cho người mới bắt đầu hoặc ôn tập kiến thức nền tảng.
- The Art of Software Testing – Glenford J. Myers: Nội dung chính của cuốn sách chia sẻ những kỹ năng và chiến lược nâng cao trong kiểm thử phần mềm. Hướng dẫn cách tiếp cận và giải quyết vấn đề hiệu quả.
- Software Testing and Continuous Quality Improvement – William E. Lewis: Nội dung chính của sách nói về việc kết hợp kiểm thử phần mềm với quy trình cải tiến chất lượng liên tục. Cập nhật xu hướng mới trong kiểm thử phần mềm hiện đại.
- Agile Testing: A Practical Guide for Testers and Agile Teams – Lisa Crispin & Janet Gregory: Sách cung cấp cách áp dụng phương pháp Agile vào hoạt động kiểm thử phần mềm. Tăng cường hiệu quả và sự hợp tác trong nhóm phát triển.
- Lessons Learned in Software Testing – Cem Kaner, James Bach, & Brett Pettichord: Tác giả chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia kiểm thử phần mềm. Cung cấp bài học và lời khuyên hữu ích cho người mới bắt đầu.
Khóa học tester có cung cấp bằng cấp cho tester không?
Hầu hết các khóa học tester chỉ cung cấp xác nhận bạn đã hoàn thành khóa học, không phải các bằng cấp Tester được công nhận. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các khóa học thì bạn đã có thể đủ kiến thức để tham gia thi lấy chứng chỉ, bằng cấp cần thiết để “hành nghề” Tester.
Một vài bằng cấp cơ bản cần thiết cho Tester:
- CAST (Certified Associate in Software Testing)
- CSQA (Certified Software Quality Analyst Certification)
- Chứng chỉ ISTQB (International Software Testing Qualifications Board)
- Certified Quality Engineer (CQE)
- ISTQB Foundation Level (CTFL)
Tổng kết khóa học tester
Trên hành trình khám phá và phát triển sự nghiệp, việc tham gia vào các khóa học tester không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng mà còn mở ra cơ hội mới. Điều quan trọng là không ngừng học hỏi và phát triển bản thân và việc tham gia vào các khóa học này sẽ là bước đầu tiên tuyệt vời trên con đường sự nghiệp.
Bạn thấy bài viết hay và hữu ích? Đừng ngại Share với bạn bè và đồng nghiệp nhé.
Và nhanh tay tham khảo việc làm IT “chất” trên ITviec!