Nội dung chính
Trong bối cảnh hiện tại, mặc dù nguồn cung cấp vaccine COVID 19 vẫn còn hạn chế, nhưng đây là thời điểm cần thiết để doanh nghiệp chia sẻ các thông tin tiêm chủng rõ ràng, đầy đủ và chính xác. Bài viết này sẽ tổng hợp danh sách những doanh nghiệp CNTT đã, đang và sẽ tiến hành các chính sách tiêm chủng vaccine COVID 19 cho nhân viên.
Vắc-xin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa COVID-19 trong môi trường làm việc và cộng đồng. Bằng cách cung cấp thông tin chính thống về việc tiêm chủng COVID-19 tại các doanh nghiệp, ITviec mong rằng những nhân viên có thể yên tâm và tự tin hơn trong quá trình công tác hay tìm việc. Từ đó, các doanh nghiệp có thể khuyến khích, hỗ trợ nhân viên được tiếp cận với vắc-xin tại nơi làm việc một cách an toàn nhất và lên kế hoạch giải quyết các rào cản tiềm ẩn đối với việc tiêm chủng nếu có.
Danh sách các công ty IT đã và đang tiến hành tiêm chủng vaccine COVID 19 cho nhân viên (cập nhật thường xuyên)
Hiện nay, nhiều công ty IT đã tiến hành tiêm chủng vaccine COVID 19 cho nhân viên. Điển hình nhất là doanh nghiệp FPT Software. Theo thông tin từ FPT, từ ngày 19 – 22/6, doanh nghiệp này đã triển khai chương trình tiêm chủng vaccine cho 2.600 nhân viên và dự kiến sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 5.000 nhân viên đến cuối tháng 9.
Đây là một trong những động thái mang tính tích cực, chủ động và mạnh mẽ từ phía doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra vô cùng phức tạp này. Nhờ vào việc chủ động tiêm phòng, nhân viên của các công ty IT sẽ yên tâm hơn trong khi làm việc, cũng như để doanh nghiệp có thể sớm trở lại hoạt động như bình thường.
Ngoài những doanh nghiệp nêu trên, hiện nay còn rất nhiều những doanh nghiệp IT trong địa bàn cả nước đang trong quá trình lên kế hoạch, thương thảo với nơi sản xuất vắc-xin, ví dụ như TAPTAP, để nhân viên được nhận tiêm chủng trong thời gian sớm nhất.
Bắt đầu xây dựng niềm tin vào vaccine COVID 19 ngay bây giờ
Tuy việc tiêm vaccine là một việc làm cần thiết ngay lúc này, các doanh nghiệp vẫn đề cao chủ trương khuyến khích nhân viên tiêm vaccine hơn là ép buộc họ phải tuân thủ. Việc xây dựng niềm tin vào vaccine COVID 19 tại nơi làm việc sẽ giúp nhiều người được tiêm chủng hơn, môi trường làm việc an toàn hơn.
Hiểu được tâm lý ngần ngại của nhiều nhân viên trước thông tin về vaccine COVID 19, doanh nghiệp IT đã có những cách thức truyền thông, hướng dẫn phù hợp để tạo niềm tin cho nhân viên như:
- Tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông nội bộ một cách minh bạch cho tất cả người lao động về việc tiêm chủng như: Những điều chính cần biết, Câu hỏi thường gặp, Chính sách sau khi tiêm để nhân viên được cập nhật thông tin.
- Nhân sự và Ban lãnh đạo thường xuyên cập nhật thông tin về các chủ đề như lợi ích, an toàn, tác dụng phụ và hiệu quả của việc tiêm chủng; truyền đạt rõ ràng những gì chưa biết.
- Ban lãnh đạo làm gương trong việc tiêm chủng vaccine COVID 19.
Trong trường hợp, nếu nhân viên vẫn chưa cảm thấy hoàn toàn tin tưởng vào quá trình tiêm vắc-xin ngay tại nơi làm việc, nhiều doanh nghiệp vẫn đưa ra những chính sách hỗ trợ nhân viên trong việc nhận tiêm chủng tại những cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
Những chính sách hỗ trợ nhân viên sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm vaccine COVID 19, đã có các trường hợp được ghi nhận xuất hiện những phản vệ như sốt, buồn nôn,… Chính vì thế, nhiều công ty đã linh hoạt đưa ra những chính sách giúp nhân viên có thể nhanh chóng thích ứng sau khi tiêm vắc-xin như:
- Đưa ra các lựa chọn nghỉ ốm linh hoạt (ví dụ: thêm ngày nghỉ ốm có lương ngoài những ngày phép chính trong năm) cho nhân viên có các dấu hiệu và triệu chứng phản vệ sau khi tiêm chủng.
- Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho nhân viên nếu phản ứng với vaccine COVID 19 trở nặng và cần can thiệp y tế
- Tiếp tục chính sách làm việc tại nhà cho những nhân chưa thể đi làm lại
Sau khi nhân viên được tiêm phòng đầy đủ, doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai cho nhân viên đi làm lại bình thường. Tuy nhiên, ngay cả sau khi tất cả mọi người trong môi trường làm việc đều đã được tiêm vaccine COVID 19, họ vẫn có thể cần tiếp tục thực hiện “thông điệp 5K” để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Nhờ vào sự chủ động trong việc tạo ra miễn dịch môi trường làm việc, các doanh nghiệp IT đã giúp cho nhân viên của họ luôn khỏe mạnh, cải thiện tinh thần và nâng cao năng suất làm việc; những nhân viên IT cũng cảm thấy được bảo vệ và tự tin hơn trong quá trình làm việc.