Blockchain Developer là gì? Đây là ngành nghề được giới công nghệ thông tin cực kỳ quan tâm những năm gần đây nhờ vào sự phát triển vượt bật của thị trường Blockchain. Nếu bạn đang quan tâm về ngành lập trình viên, cùng bài viết này tìm hiểu qua định nghĩa, kỹ năng, và các bước để tạo chỗ đứng cho mình trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Đọc bài viết này để hiểu rõ:

  • Blockchain Developer là gì?
  • Làm thế nào để trở thành Blockchain Developer?
  • Thực trạng của nghề Blockchain Developer tại Việt Nam 
  • Lộ trình sự nghiệp của Blockchain Developer

Blockchain Developer là gì?

Blockchain Developer, hay lập trình viên blockchain, hiểu đơn giản là một chuyên gia phát triển mạng blockchain và các ứng dụng xây dựng trên công nghệ này.

Hiện có 2 hướng chuyên gia phát triển blockchain trên thị trường:

Core Blockchain Developer

Như tên gọi, Core Blockchain Developer là những chuyên gia phát triển phần cốt lõi, bao gồm cấu trúc và tính bảo mật, của hệ thống blockchain để các ứng dụng có thể xây dựng dựa trên đó.

Core Blockchain Developer có thể đảm nhận nhiều đầu việc khác nhau đảm bảo nền tảng được xây dựng một cách vững chắc, ví dụ như:

  • Thiết kế các giao thức Blockchain
  • Thiết kế kiến trúc mạng có thể được sử dụng để tập trung hoặc phân tầng dữ liệu
  • Phát triển back-end theo giao thức Blockchain
  • Phát triển các thiết kế front-end theo yêu cầu của khách hàng
  • Phát triển và giám sát mọi hợp đồng thông minh

Software Blockchain Developer

Mặt khác, các Software Blockchain Developer chủ yếu làm việc với Core Blockchain Developer để tập trung tạo dựng các ứng dụng phi tập trung và Web3.

Một số trách nhiệm của Software Blockchain Developer có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ đưa ra giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật, đảm bảo tính toàn vẹn của ứng dụng.
  • Phân tích, thiết kế, phát triển, thử nghiệm và gỡ rối các lỗi máy tính phức tạp.
  • Phát triển thiết kế phần mềm.

Làm thế nào để trở thành Blockchain Developer?

Học cách viết code là bước đầu tiên để trở thành một Blockchain Developer.

Hầu hết các chuyên gia trong ngành này đều sở hữu cho mình tấm bằng đại học chuyên ngành phát triển phần mềm, hoặc lập trình máy tính. Tuy nhiên hiện nay, đã có rất nhiều trường đại học mở nhiều khóa học blockchain và cho phép bạn học từ căn bản đến nâng cao để nâng cao chuyên môn về ngành này.

Bên cạnh đó, ngoài việc chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc, bạn còn phải cải thiện những kỹ năng và kiến thức sau để trở thành một Blockchain Developer:

  • Kiến trúc Blockchain: Am hiểu về khái niệm như công nghệ sổ cái phân tán, hàm băm, cấu trúc hình thành, cách thức hoạt động cũng như phương pháp xây dựng.
  • Mật mã học (Cryptography) 
  • Cấu trúc dữ liệu: Cấu trúc dữ liệu là một trong những khái niệm quan trọng tạo nên toàn bộ mạng lưới blockchain.
  • Hợp đồng thông minh (Smart Contract): Bắt đầu từ năm 2024 trở đi, hợp đồng thông minh sẽ là ứng dụng được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là tính bảo mật và độ tin cậy được đảm bảo trong việc hợp tác doanh nghiệp.
  • Nắm vững các nguyên tắc bảo mật: Nguyên tắc của blockchain là tính bảo mật, bởi vì chúng được tạo ra từ những dòng code phức tạp để ngăn chặn bất kỳ các tổ chức thứ ba và các bên giả mạo nào.
  • Ngôn ngữ lập trình: C, JavaScript, Python, Ruby, Golang, C# và Java là một số ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất để phát triển blockchain. Tiền điện tử nổi tiếng Bitcoin lần đầu tiên được tạo ra bằng C.
  • Hệ thống phi tập trung: Việc xây dựng các ứng dụng blockchain đòi hỏi phải nắm bắt kỹ lưỡng mô hình phi tập trung và mạng ngang hàng.
  • Hiểu các tiêu chuẩn và hệ sinh thái: Tìm hiểu về các ứng dụng thực tiễn của blockchain cũng như cách chúng được triển khai trong hệ sinh thái doanh nghiệp để tạo ra một hệ thống blockchain hiệu quả, hợp lý hóa quy trình kinh doanh của bạn.

Sau đây là một số lời khuyên học blockchain để các lập trình viên có thể dễ dàng bắt đầu với:

  • Hiểu cơ bản: Bắt đầu bằng việc tìm hiểu các khái niệm cơ bản về công nghệ blockchain, bao gồm blockchain là gì, hoạt động như thế nào và cấu trúc.
  • Khám phá tiền điện tử: Vì tiền điện tử là một ứng dụng chính của công nghệ blockchain nên việc hiểu Bitcoin, Ethereum và các loại tiền điện tử hàng đầu khác sẽ là trải nghiệm thực tế về cách sử dụng chuỗi khối.
  • Tham gia các khóa học trực tuyến: Đăng ký các khóa học trên nền tảng như Coursera, edX và Udacity,… Các nền tảng này sẽ cung cấp lộ trình học tập đầy đủ và chuyên nghiệp.
  • Tham gia cộng đồng Blockchain: Tương tác với cộng đồng blockchain trên các nền tảng như Reddit, LinkedIn và Discord. 
  • Theo dõi tin tức trong ngành: Luôn cập nhật các xu hướng mới nhất của blockchain bằng cách theo dõi các nguồn tin tức, blog và podcast có uy tín.

Đọc thêm: Học Blockchain: Lộ trình học Blockchain đầy đủ cho người mới bắt đầu

Cơ hội nghề nghiệp của nghề Blockchain Developer tại Việt Nam 

Cùng xem qua một số thống kê nghề blockchain tại Việt Nam trong những năm gần đây:

  • Số lượng tin tuyển dụng trên blockchain đã tăng 395% trong giai đoạn 2020-2021 tại Việt Nam, cho thấy mức phát triển rõ rệt của ngành ngay cả trong giai đoạn Covid-19.
  • Việt Nam đang trở thành nhân tố chủ chốt trong lĩnh vực blockchain với 400.000 chuyên gia IT, thu hút sự chú ý toàn cầu.
  • Vào tháng 3 năm 2024, mức lương của Blockchain Developer tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2023 được báo cáo là 186 nghìn USD/năm. 
  • Đến năm 2030, ước tính công nghệ blockchain sẽ tạo ra 40 triệu việc làm tại Việt Nam, với 10-20% cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được dự đoán sẽ hoạt động trên các hệ thống blockchain. 

Hơn nữa, theo Báo Cáo Lương IT 2023-2024 của ITviec cho thấy mức lương của Blockchain Engineer theo khoảng năm kinh nghiệm như sau:

Khoảng năm kinh nghiệm Mức lương trung vị của Blockchain Developer
1-2 năm 14.000.000 đồng
3-4 năm 28.000.000 đồng
5-8 năm 75.000.000 đồng

Định hướng sự nghiệp Blockchain Developer

Dưới đây là lộ trình định hướng sự nghiệp mà một Blockchain Developer có thể chọn:

Blockchain Developer

Blockchain Developer là những người nắm rõ chi tiết hệ thống xây dựng lên một ứng dụng, yêu cầu họ phải thành thạo những kỹ năng lập trình cơ bản đến nâng cao và kiến thức về blockchain để phục vụ công việc hằng ngày.

Với những Entry-level Blockchain Developer, công việc hằng ngày của họ thường tập trung vào thực hiện một số thao tác kỹ thuật công nghệ cơ bản, học hiểu thêm về hệ sinh thái blockchain trong thực tế, đóng góp vào việc phát triển các module hoặc thành phần nhỏ hơn, cụ thể như: 

  • Viết hợp đồng thông minh và phát triển các ứng dụng phi tập trung đơn giản (DApps)
  • Hỗ trợ phát triển các giao thức blockchain
  • Viết code 
  • Debug và sửa các lỗi nhỏ do người dùng hoặc khi Tester, QA báo cáo
  • Hợp tác với các developer khác và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm
  • Liên tục trau dồi kiến thức về các nền tảng blockchain như Ethereum, Hyperledger, v.v.
  • Hỗ trợ công việc cho Blockchain Developer ở các cấp cao hơn

Ở cấp độ Junior/ Middle Blockchain Developer, các doanh nghiệp yêu cầu họ đảm nhận các nhiệm vụ thiết kế và phát triển ứng dụng phức tạp hơn và bắt đầu đóng góp ý kiến để giúp tối ưu hoá hiệu suất:

  • Tạo và thực hiện các hợp đồng thông minh
  • Phát triển và triển khai DApps
  • Tích hợp các giải pháp blockchain vào các hệ thống hiện có
  • Liên tục cải thiện hệ thống bảo mật
  • Tối ưu hóa các ứng dụng blockchain về khả năng mở rộng và hiệu suất
  • Đóng góp vào ý tưởng và lập kế hoạch cho các tính năng mới
  • Hỗ trợ công việc cho Senior Blockchain Developer

Đối với những Senior Blockchain Developer, họ phải tham gia vào các dự án phức tạp hơn, quản lý và chịu trách nhiệm cho các chiến lược thúc đẩy sự đổi mới trong không gian blockchain như:

  • Cải thiện hệ thống các giải pháp blockchain cấp doanh nghiệp
  • Dẫn dắt các nhóm dự án blockchain và quản lý chu trình phát triển
  • Đưa ra quyết định chiến lược về việc áp dụng các công nghệ blockchain mới
  • Thúc đẩy đổi mới và khám phá việc sử dụng blockchain trong các lĩnh vực mới
  • Xây dựng quan hệ đối tác với các Technical Lead và các bên liên quan khác
  • Cố vấn cho cấp dưới và thúc đẩy văn hóa học tập liên tục

Đọc thêm: Lập trình Blockchain: Các bước xây dựng giải pháp Blockchain tiêu chuẩn

Blockchain UX Designer

Thiết kế giao diện ứng dụng trên nền tảng Blockchain rất quan trọng vì nó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong doanh nghiệp, như quảng bá sản phẩm, trải nghiệm người dùng.

Nhiệm vụ của người thiết kế giao diện ứng dụng trên nền tảng Blockchain là phát triển trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) nhằm tạo ra giao diện dễ sử dụng cho người dùng, đồng thời phản ánh được tính chất của sản phẩm.

Nhà thiết kế UX blockchain phải có khả năng tập trung vào chi tiết và có óc sáng tạo, cần tư duy logic và tư duy về user-centric (lấy người dùng làm trung tâm). Nhưng quan trọng nhất là cần sự kiên trì vì tính chất công việc của họ khá áp lực và đòi hỏi làm việc nhiều giờ trước máy tính.

Blockchain Quality Engineer

Một lỗi nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tất cả những bước vận hành phía sau, vì vậy, cần một người có thể đảm nhiệm kiểm tra chất lượng đằng sau một ứng dụng, đảm bảo rằng mọi thứ đều đạt yêu cầu trước khi tiến hành thử nghiệm, không ai khác là Blockchain Quality Engineer.

Trách nhiệm chính của vị trí này là cam kết tính tuyệt đối về mọi khía cạnh liên quan đến kỹ thuật khi tiến hành thử nghiệm một dự án.

Họ sẽ là người kiểm tra cuối cùng và đảm bảo chắc chắn tất cả các hoạt động diễn ra theo cách tốt nhất có thể trong môi trường phát triển blockchain. Tỉ mỉ và cẩn thận là kỹ năng tất yếu cho vị trí Blockchain Quality Engineer, tuy nhiên, khả năng phối hợp tốt với các phòng ban khác cũng rất cần thiết.

Blockchain Solution Architect

Blockchain Solution Architect chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân bổ, và kết nối người chịu trách nhiệm cho từng mục trong một dự án, chẳng hạn như Developer, Network Administration, IT Manager và UX Designer, và những người tham gia vào quá trình phát triển ứng dụng blockchain.

Bạn cần có tối thiểu hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain để làm vị trí này.

Blockchain Project Manager

Mỗi dự án sổ cái phi tập trung đều có một người Project Manager đứng đầu, đóng vai trò là người liên lạc giữa các Developer, hiểu biết về phạm vi của từng dự án, đảm bảo rằng có thể đáp ứng những mong đợi của khách hàng và chịu trách nhiệm quản lý nhóm.

Project Manager xử lý mọi việc từ việc xây dựng quy trình đến triển khai giải pháp, vì vậy đây là một vị trí có rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Bạn cần có tối thiểu 3-5 năm kinh nghiệm để có thể đảm nhận chức vụ này.

Blockchain Legal Consultant

Trước khi một doanh nghiệp ra mắt sản phẩm blockchain mới, họ luôn tìm đến cố vấn pháp lý để giúp đưa ra những lời khuyên về những yếu tố cần xem xét khi đầu tư, hậu quả từ các quyết định, quản lý tài chính, v.v. 

Vì vậy, là một Blockchain Legal Consultant, bạn buộc phải chuẩn bị kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và hiểu biết về luật pháp quốc tế để đưa ra những giải pháp mang tính logic cao và có cơ sở, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển đúng định hướng.

Đây là vị trí đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn và sâu rộng, không chỉ là kinh nghiệm mà còn là trải nghiệm thông qua các dự án thực tế liên quan đến lĩnh vực blockchain.

Các câu hỏi về Blockchain Developer thường gặp

Những kỹ năng cần cho Blockchain Developer 

  • Kiến thức về Blockchain: Hiểu rõ về cách hoạt động của blockchain, các giao thức (ví dụ: Bitcoin, Ethereum, Hyperledger), cấu trúc dữ liệu và nguyên tắc mã hóa.
  • Ngôn ngữ lập trình: Thành thạo ít nhất một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến được sử dụng cho phát triển blockchain như Solidity (cho Ethereum), C++, JavaScript, Python, hoặc Go.
  • Kỹ năng lập trình hợp đồng thông minh (Smart Contract Programming Skills): Có khả năng phát triển các hợp đồng thông minh an toàn và bảo mật trên các nền tảng blockchain như Ethereum.
  • Cryptography: Kiến thức vững về mã hóa và các thuật toán mã hóa như RSA, SHA-256, ECC, và các thuật toán chữ ký số.
  • Hiểu về mô hình Phi tập trung (Decentralization): Hiểu về nguyên tắc và lợi ích của mô hình phi tập trung trong blockchain.
  • Kiến thức về các giao thức mạng: Hiểu về giao thức mạng P2P (peer-to-peer) và các giao thức liên quan đến blockchain như TCP/IP, UDP.

Con đường sự nghiệp cho Blockchain Developer

Tuỳ vào khả năng và mong muốn của mỗi người mà con đường sự nghiệp cho Blockchain Developer cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên lộ trình cơ bản của nghề này sẽ bao gồm:

  • Blockchain Developer
  • Blockchain UX Designer
  • Blockchain Quality Engineer
  • Blockchain Solution Architect
  • Blockchain Project Manager
  • Blockchain Legal Consultant

Lương Blockchain Developer ở Việt Nam bao nhiêu?

Theo Báo Cáo Lương IT 2023-2024 của ITviec cho thấy mức thu nhập của một Blockchain Engineer dao động mạnh từ 14 triệu cho đến 75 triệu/ tháng với kinh nghiệm từ 1 cho đến 8 năm kinh nghiệm. Tất nhiên, kinh nghiệm làm việc càng nhiều thì mức lương cho ngành này cũng sẽ tăng đáng kể.

Tổng kết về Blockchain Developer

Để trở thành Blockchain Developer là một quá trình không dễ. Cần đòi hỏi bạn phải chuẩn bị những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành từ cơ bản đến nâng cao, cũng như trải nghiệm thực tế cho các dự án blockchain.

Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng rộng mở của blockchain tại Việt Nam và trên toàn cầu, với sự kiên trì và đam mê của bạn, chắc chắn bạn sẽ sớm nhận được một công việc hợp lý với lộ trình thăng tiến rõ ràng trong ngành này.

robby-2

Bạn thấy bài viết hay và hữu ích? Đừng ngại Share với bạn bè và đồng nghiệp nhé.

Và nhanh tay tham khảo việc làm IT “chất” trên ITviec!