Mọi công ty đều mong muốn xây dựng các ứng dụng web chỉn chu và hoạt động tốt. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi quá trình xây dựng giao diện (frontend) và xử lý hậu kỳ (backend) phải thật hoàn chỉnh. Do đó, việc lựa chọn học tập và phát triển sự nghiệp giữa Front End hay Back End là điều không dễ dàng. Trong bài viết này, ITviec sẽ đưa ra những điểm khác biệt giữa Front End vs Back End để bạn có cái nhìn tổng quát nhất.
Đọc bài viết để hiểu rõ hơn:
- Front End là gì?
- Back End là gì?
- Front End vs Back End có gì khác nhau?
- Front End vs Back End làm việc với nhau như thế nào?
- Các khóa học Front End và Back End uy tín
- Câu hỏi thường gặp về Front End vs Back End
Front End là gì?
Front End là tất cả về những gì người dùng nhìn thấy và tương tác. Nó bao gồm giao diện người dùng (UI) như các nút, menu, văn bản, hình ảnh, animation và thiết kế tổng thể.
Các Front End Developer là những người đảm nhận nhiệm vụ xây dựng, duy trì và phát triển giao diện một website, một ứng dụng di động hoặc một phần mềm máy tính trở nên thu hút, trực quan và đáp ứng được trải nghiệm người dùng.
Bạn có thể tham khảo chuỗi bài viết về Front End để hiểu rõ hơn:
- Front end là gì? Hướng tiếp cận cho người mới bắt đầu
- Top 10 Thư viện và Framework front end dùng nhiều nhất 2024
- Tài liệu dành cho Front end Developer từ cơ bản đến nâng cao
- Front end Developer là gì: Làm gì, Lộ trình học tập và Công cụ làm việc
Back End là gì?
Back End là quá trình xử lý dữ liệu nhằm đảm bảo ứng dụng web đáp ứng được các yêu cầu của người dùng. Công việc chính của các Back End Developer là tập trung vào việc xây dựng và duy trì logic phía máy chủ, cơ sở dữ liệu và các chức năng giúp mọi thứ hoạt động trơn tru.
Bạn có thể tham khảo chuỗi bài viết về Backend để hiểu rõ hơn:
- Backend là gì: Tổng hợp các kiến thức cần biết về Backend
- Ngôn ngữ backend nên học ngôn ngữ nào phổ biến nhất?
- Lộ trình học Backend toàn diện A-Z cho người mới bắt đầu
- Backend Developer là gì: Mô tả công việc và lộ trình sự nghiệp
Front End vs Back End: Tổng quan những điểm khác nhau
Thông số | Front End | Back End |
Định nghĩa | Front End tập trung vào các thành phần trực quan của trang web hoặc ứng dụng mà chúng ta nhìn thấy hoặc tương tác với chúng. | Back End bao gồm việc triển khai cơ sở dữ liệu và xử lý logic phía máy chủ. |
Công nghệ | Ngôn ngữ lập trình HTML, CSS, JavaScript và các framework frontend. | Ngôn ngữ lập trình như Python, PHP, Java, Ruby,… |
Tính độc lập | Front End vẫn thể hoạt động độc lập nhưng chỉ có thể xây dựng trang tĩnh. Những logic với cơ sở dữ liệu, login, thông tin người dùng,.. Vẫn cần có Back End | Hoạt động độc lập với cấu trúc frontend. Nhưng chỉ có thể phát triển các logic xử lý dưới nền, API,… để ứng dụng có giao diện và tương tác cần kết hợp với Front End. |
Tính đồng thời | Mỗi người dùng có một bản sao riêng của ứng dụng, nên frontend không có tính đồng thời. | Back End sử dụng các chiến lược khác nhau để xử lý nhiều yêu cầu của người dùng cùng một lúc. |
Mục tiêu phát triển | Lập trình Front End nhằm tạo ra một giao diện người dùng đa chức năng, phản hồi và được cấu trúc tốt. | Lập trình backend nhằm xây dựng một quy trình xử lý, lưu trữ dữ liệu an toàn và đáng tin cậy để hỗ trợ phát triển frontend. |
Framework, thư viện Javascript | Angularjs, Reactjs, Vuejs, jQuery, Next.js,… | Django, Laravel, Ruby, CakePHP, Flask, Express.js, Spring Boot,… |
Bảo mật | Lập trình viên frontend tập trung vào việc xác thực dữ liệu đầu vào, xác thực người dùng, bảo mật ứng dụng như cookie, CSP (Content Security Policy), kiểm tra tính toàn vẹn của các tài nguyên bên ngoài (SRI). | Bảo mật là một phần chính của backend vì nó bảo vệ cơ sở dữ liệu, ngăn chặn các cuộc tấn công, xác thực, mã hoá, nhật ký lỗi (log),… |
Lưu trữ tạm thời | Trình duyệt hoặc ứng dụng lưu trữ các tệp từ ứng dụng, sử dụng chúng để cải thiện hiệu suất. | Hệ thống backend lưu trữ các tệp trong các máy chủ khác nhau hoặc trong CDN. Cache dữ liệu để tăng tốc độ. |
Kỹ năng phát triển | Lập trình viên frontend thành thạo HTML, CSS, JavaScript và sử dụng các framework frontend để tạo ra trang web hấp dẫn về mặt hình ảnh. | Lập trình viên backend thành thạo kỹ năng lập trình và quản lý cơ sở dữ liệu. Họ quen thuộc với code bảo mật, công cụ phát triển ứng dụng, framework và nền tảng (platform). |
Các kỹ năng bổ sung cần thiết | Thiết kế UI/UX. | Phân tích và giải quyết vấn đề. |
Sau đây, hãy cùng ITviec phân tích những điểm khác nhau chính giữa Front End và Back End.
Front End vs Back End: Chi tiết điểm khác nhau
Mục tiêu lập trình (Development Goals)
Mục tiêu chính của cả Frontend và Backend là xây dựng một trang web, ứng dụng, phần mềm chức năng, nhưng để thực hiện điều này, Frontend và Backend có các mục tiêu khác nhau:
- Lập trình frontend nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng tích cực bằng cách tối ưu hóa chất lượng và hiệu suất. Mục tiêu là xây dựng các trang web thân thiện với người dùng, dễ điều hướng trên mọi thiết bị.
- Lập trình backend tập trung vào việc tạo ra các giải pháp hiệu quả và hợp lý. Mục tiêu chính là thiết lập một kiến trúc backend đáng tin cậy với cơ sở dữ liệu được tối ưu về chi phí.
Khả năng thực hiện các tác vụ (Concurrency)
Tính đồng thời có nghĩa là khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Mỗi người dùng đều có bản sao riêng của trang web trên trình duyệt cục bộ của họ, đây rõ ràng là frontend của trang web. Do đó, frontend không có tính đồng thời.
Ngược lại, backend xử lý nhiều yêu cầu và phản hồi cùng một lúc. Để quản lý vấn đề này, lập trình backend phải sử dụng đa luồng và lập trình không đồng bộ, sử dụng callback và promise, cũng như khóa và đồng bộ hóa.
Bộ nhớ đệm (Caching)
Lưu trữ tạm thời là nơi lưu trữ một bản sao của ứng dụng web giúp cải thiện hiệu suất tổng thể bằng cách giảm thời gian tải của trang web. Trong lập trình frontend, lập trình viên thường lưu trữ dữ liệu tiêu đề và hình ảnh trong bộ nhớ cache, giúp người dùng nhanh chóng tải dữ liệu khi truy cập trang web lần thứ hai.
Trong lập trình backend, việc lưu trữ tạm thời các phản hồi API và kết quả truy vấn cơ sở dữ liệu vào bộ nhớ cache là một kỹ thuật phổ biến để tăng tốc độ truy xuất dữ liệu. Bằng cách này, khi có yêu cầu tương tự đến, hệ thống có thể trả về kết quả từ cache thay vì phải tính toán lại, giảm thiểu tải lên máy chủ và rút ngắn thời gian đáp ứng, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng.
Bảo mật (Security)
Bảo mật trong phát triển web là một vấn đề quan trọng cả ở frontend và backend. Frontend tập trung vào việc bảo vệ ứng dụng khỏi các cuộc tấn công thông qua giao diện người dùng, như kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu nhập vào, ngăn chặn XSS (Cross-Site Scripting) và CSRF (Cross-Site Request Forgery).
Trong khi đó, backend tập trung vào tính bảo mật của dữ liệu và các quá trình xử lý ở phía máy chủ, ngăn chặn các cuộc tấn công vào cơ sở dữ liệu, bảo vệ thông tin đăng nhập và các dữ liệu nhạy cảm khác. Các biện pháp bảo mật ở backend thường bao gồm xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu bằng SSL/TLS, và kiểm soát truy cập dựa trên vai trò.
Frontend và Backend làm việc với nhau như thế nào?
Các lập trình viên frontend và backend hợp tác chặt chẽ để đảm bảo giao diện người dùng được tích hợp hiệu quả với logic phía máy chủ. Khi cùng làm việc, họ sẽ chia sẻ thông tin chi tiết, thảo luận về chức năng và đảm bảo hiệu suất liền mạch của toàn bộ ứng dụng hoặc trang web.
Quá trình kết nối của Frontend Developer và Backend Developer khi thực hiện những mục tiêu chung như sau:
- Tương tác người dùng và Frontend: Khi người dùng tương tác với một ứng dụng web, các công nghệ frontend ngay lập tức được kích hoạt. HTML cấu trúc nội dung, CSS định dạng và JavaScript đảm nhận tính tương tác. Ví dụ, một cú nhấp chuột vào nút kích hoạt JavaScript yêu cầu dữ liệu từ backend.
- Yêu cầu và phản hồi: Tương tác của người dùng trên frontend thường cần dữ liệu từ backend. Ví dụ, khi bạn nhấp vào một sản phẩm trên shopee để xem chi tiết sản phẩm, frontend sẽ nhận được yêu cầu tương ứng, từ đó xử lý dữ liệu và trả về kết quả trên frontend.
- Xử lý phía máy chủ: Backend nhận các yêu cầu và xử lý chúng, có thể liên quan đến truy vấn cơ sở dữ liệu hoặc kiểm tra xác thực. Logic phía máy chủ đảm bảo độ chính xác và bảo mật của dữ liệu trước khi truyền nó đến frontend.
- Giao dữ liệu đến Frontend: Sau khi backend xử lý yêu cầu, nó gửi dữ liệu cần thiết trở lại frontend, thường ở các định dạng như JSON hoặc XML. Frontend giải thích và hiển thị dữ liệu này theo cách mà người dùng có thể hiểu được.
- Hiển thị trên Frontend: Được hỗ trợ bởi dữ liệu nhận được, frontend cập nhật giao diện người dùng trong thời gian thực. Tương tác động này đảm bảo người dùng chứng kiến sự thay đổi mà không cần làm mới trang.
- Xử lý lỗi: Khi xảy ra sự cố như đăng nhập không chính xác hoặc lỗi máy chủ, backend truyền đạt các vấn đề này đến frontend, cho phép thông báo lỗi hoặc hành động sửa lỗi.
Các công nghệ thường được sử dụng để kết nối frontend và backend:
- API (Application Programming Interface): Là một tập hợp các quy tắc và định dạng dữ liệu được sử dụng để cho phép các ứng dụng khác nhau giao tiếp với nhau.
- REST (Representational State Transfer): Một kiến trúc phần mềm dựa trên các tiêu chuẩn HTTP, được sử dụng rộng rãi để xây dựng các API.
- GraphQL: Một ngôn ngữ truy vấn và runtime cho API, cho phép client yêu cầu chính xác dữ liệu cần thiết.
Gợi ý các khóa học Frontend và Backend uy tín
Các khóa học Frontend uy tín:
- Front End Web Developer Certification của W3C: Đây là khóa học trực tuyến về lập trình frontend do edX cung cấp. Thông qua khóa học này, bạn sẽ được học các chủ đề như HTML5, CSS và JavaScript.
- Frontend Developer: Nanodegree Program của Udacity: Với khoá học này, bạn có thể xây dựng các trang web phản hồi bằng CSS, Flexbox và CSS Grid, phát triển các trang web tương tác và các ứng dụng UI bằng JavaScript và HTML, đồng thời kết nối ứng dụng web với dữ liệu máy chủ phụ trợ bằng JavaScript.
- Frontend Engineer của Codecademy: Khóa học này gồm HTML, CSS, JavaScript, Web Apps, React, UX design,… Bạn sẽ học được cách viết code trực tiếp, xây dựng dự án và thực hành.
- Programming Foundations with JavaScript, HTML and CSS của Coursera: Đây là khóa học dành cho người mới bắt đầu, gồm các chủ đề như HTML, JavaScript, CSS và HTML5.
- Meta Front-End Developer Professional Certificate của Meta: Đây là một loạt khóa học gồm 9 chủ đề dành cho người mới bắt đầu, bao gồm HTML, CSS, UI/UX design, React và JavaScript.
- Explore a Career in Front-End Web Development của LinkedIn: Với khoá học này, bạn có thể nắm được những kiến thức cần thiết để thiết kế và phát triển code hướng đến người dùng. Ngoài ra, bạn còn biết cách đưa các ý tưởng trên canvas của trình duyệt dù đang tạo trang web hay ứng dụng.
Các khóa học Backend uy tín:
- Java Backend Development của GeeksforGeeks: Khóa học bao gồm Java nâng cao, Spring/Spring Boot, Hibernate, RESTful API, Micro-services và các công nghệ liên quan, để cải thiện và xây dựng các ứng dụng web dựa trên Java.
- The Web Developer Bootcamp của Udemy: Khóa học này bao gồm tất cả kiến thức cơ bản về phát triển web. Các chủ đề từ cơ bản đến nâng cao như HTML, CSS3, JavaScript, responsive design, AJAX, Bootstrap 4 và 5, ReactJS, thao tác DOM, NodeJS, NPM, Express JS, DBMS, Authentication, deployment,…
- Back-End Engineer của Codecademy: Thông qua khóa học này, bạn có thể viết code trực tiếp, xây dựng dự án và thực hành cho các cuộc phỏng vấn. Các dự án như kiểm tra thẻ tín dụng, X-Press publishing và codestrips có thể được xây dựng thông qua khoá học này.
- Server-Side JavaScript with Node.js của Coursera: Đây là một khóa học lập trình backend cấp trung giúp củng cố kiến thức cơ bản về MongoDB, Node và ES6 để nâng cao kỹ năng lập trình của bạn và tạo ra REST API riêng của mình.
Câu hỏi thường gặp về Front End vs Back End
Có thể học và lập trình cả Front End và Back End không?
Bạn hoàn toàn có thể học và lập trình cả frontend và backend. Một lập trình viên thao tác cả frontend và backend được gọi là lập trình viên full-stack. Đây là một job title rất đa năng bởi lập trình viên full-stack có kỹ năng và kiến thức để xử lý toàn bộ quá trình phát triển frontend và backend.
Nên học lập trình Front End trước hay Back End trước?
Nếu mới bắt đầu sự nghiệp lập trình, bạn có thể bắt đầu bằng việc học frontend trước. Sau khi đã hiểu và thành thạo frontend, bạn có thể chuyển sang học backend và tích hợp cả hai vào nhau.
Mức thu nhập của Front End vs Back End Developer
Theo Báo cáo “Mức lương & Mong đợi nghề nghiệp của các Chuyên gia IT 2023 – 2024” do ITviec thực hiện, mức lương trung bình của Frontend Developer kinh nghiệm 3 năm là 23.000.000đ. Trong khi đó, mức lương trung bình của Backend Developer cùng số năm kinh nghiệm là 27.000.000đ.
Mức lương cụ thể theo số năm kinh nghiệm của hai vị trí công việc này như sau:
Số năm | < 1 | 1 – 2 | 3 – 4 | 5 – 8 | > 8 |
Backend Developer | 10.000.000 | 16.000.000 | 27.000.000 | 41.000.000 | 60.500.000 |
Frontend Developer | 7.500.000 | 14.000.000 | 28.000.000 | 40.000.000 | 55.000.000 |
Lưu ý: Mức lương ở trên chỉ mang tính tham khảo, nó có thể có tính thời điểm, vị trí công việc cụ thể hoặc tuỳ vào công ty, môi trường mà bạn làm việc.
Tại sao cần phân chia Front End và Back End?
- Tăng khả năng mở rộng: Mỗi phần có thể được phát triển và bảo trì độc lập.
- Cải thiện hiệu suất: Phân chia công việc cho phép tối ưu hóa từng phần.
- Dễ dàng bảo trì: Việc sửa lỗi hoặc cập nhật một phần sẽ ít ảnh hưởng đến các phần còn lại.
- Tái sử dụng code: Các thành phần backend có thể được sử dụng bởi nhiều frontend khác nhau.
Tổng kết Front End vs Back End
Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt của Frontend vs Backend, cũng như khi làm việc với vai trò là Frontend Developer hay Backend Developer. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn chỉ được chọn một trong hai vị trí công việc vừa nêu. Nếu yêu thích và mong muốn phát triển sự nghiệp ở cả mảng Frontend vs Backend, bạn có thể chọn lập trình Fullstack.