Tiếng Anh của Dev với những cú sốc đầu đời

Tác giả: Mai Đức Tâm
Sau gần 3 năm lăn lộn xông pha với các dự án lớn có nhỏ có, tiếp xúc với tiếng Anh của Mỹ có, Nhật có, tôi đã nghĩ rằng lông cánh mình đủ dài rồi, lâu lâu có thể nói chuyện xã giao với một vài khách hàng khá ổn, đọc hiểu yêu cầu, viết email trả lời khách hàng có vẻ chuyên nghiệp lắm. Có dear đầu thư, grammar chuẩn chỉnh. Nhưng rồi tôi đã lầm to.

Thông tin về tác giả

Anh Mai Đức Tâm đến nay đã có 7 năm kinh nghiệm với vị trí Software Developer. Hiện tại anh đang là Senior Backend Developer cho công ty High Frequency Trading (Grasshopper Asia) có trụ sở ở Singapore, cũng là công ty thứ 2 anh làm.

 

Ở công ty đầu tiên, anh đã học hỏi được rất nhiều và cũng đã giành được giải Runner up for Excellent Engineer năm 2017. Còn hiện tại anh đang là Key Developer trong Risk Department giúp công ty Grasshopper triển khai những feature/service mới và quản lý và cải thiện những service đang có cho hệ thống trading, đồng thời anh cũng đảm nhiệm training các bạn mới và hỗ trợ users/traders.

chuyen-it-mai-duc-tam

Sau khi ra trường, công ty đầu tiên tôi làm việc là một công ty của Mỹ ở Việt Nam. Sau gần 3 năm lăn lộn xông pha với các dự án lớn có nhỏ có, tiếp xúc với tiếng Anh của Mỹ có, Nhật có, tôi đã nghĩ rằng lông cánh mình đủ dài rồi, lâu lâu có thể nói chuyện xã giao với một vài khách hàng khá ổn, đọc hiểu yêu cầu, viết email trả lời khách hàng có vẻ chuyên nghiệp lắm. Có dear đầu thư, grammar chuẩn chỉnh. 

 

Nhưng rồi tôi đã lầm to.

Ngày tôi dứt áo ra đi, với tâm thế sẽ làm việc cho công ty nước ngoài, với mong ước một môi trường “only speaking English” để phát triển cũng như thi triển trình độ của mình, nên tôi đã đầu quân cho công ty có trụ sở tại Singapore. 

chuyen-it-mai-duc-tam-1

Ngày đầu tiên qua Sing

Sếp CTO đã nói tôi tham dự cuộc họp đầu tiên để biết thêm về công ty cũng như hiểu văn hóa họp hành bên này. Ổng ngồi gần màn hình, mọi người hướng mắt về ông để lắng nghe vấn đề ông đưa ra, tôi cũng thế, tập trung lắm vì có vẻ cảm nhận được độ khó rồi.

 

Ông CTO nói liên thanh, ổng người Hà Lan, nãy tôi gặp lúc mới vào công ty rồi, nhưng sao giờ khó nghe thế. Chêm thêm vài thuật ngữ tôi chưa từng có trong từ điển 3 năm kinh nghiệm trong ngành. 

Tôi bắt đầu toát mồ hôi, ráng lắm mới hiểu, đại khái là các team đang muốn xây dựng chung một format ghi log file để một hệ thống sẽ đọc và phân tích. Tôi cũng chẳng quan tâm lợi ích để làm gì, phải ráng hiểu ổng nói gì cái đã. Mặt tôi còn đang ngơ ngác, lâu lâu cau mày không hiểu thì lần lượt có mấy người đóng góp ý kiến. 

 

Một ông người Ấn đứng gần tôi cất tiếng… Mất mấy giây, tôi không biết, nhưng tôi hoang mang lắm, tôi không hiểu gì cả. “Ủa ổng đang nói tiếng Ấn hả, sao mọi người hiểu? Không! Mình nghe có chữ but I `tink` mà”. 

Một ông người Ấn đứng gần tôi cất tiếng… Mất mấy giây, tôi không biết, nhưng tôi hoang mang lắm, tôi không hiểu gì cả. “Ủa ổng đang nói tiếng Ấn hả, sao mọi người hiểu? Không! Mình nghe có chữ but I `tink` mà...
Mai Đức Tâm
Senior Backend Developer
Trích “Tiếng Anh của Dev với những cú sốc đầu đời"

Rồi thêm người nữa cách tôi chẳng xa tiếp chuyện. Tôi đơ tập 2, không hiểu gì cả, họ nói cái quái gì vậy, và tôi biết một điều chắc chắn rằng hắn – hắn là người Trung Quốc, tôi nghe là biết, nãy giờ nói như trên mấy phim chưởng tôi hay xem hồi nhỏ này. 

 

Cứ như vậy, suốt cuộc họp có thêm vài giọng nữa góp vui, mà sau cuộc họp tôi được biết họ đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau, Mã Lai có, Indo có, Ireland, và cả Nga nữa.

 

Phải rồi, tôi nhớ lúc phỏng vấn và cả trong mô tả công việc cũng có nói rằng công ty đa văn hóa, môi trường đa quốc gia, hơn 15 quốc tịch được mô tả trong phần “Cái Lợi” khi làm việc tại công ty. Thấy vậy mà chẳng phải vậy, tôi thầm nghĩ, đây là điểm trừ ấy chứ.

Vậy là 2 tuần bên Singapore không như tôi từng mơ

Tâm trạng không vui hòa vào những xa lạ ngày đầu khiến tôi thấy sợ và dần cảm nhận được cái khó khăn mà tôi đang vấp phải. 

 

Ngày cuối chia tay mọi người ở Singapore, chúng tôi ra một quán bia nhỏ ven đường, uống chút đỉnh xả stress ngày cuối tuần, mà sao tôi không thấy xả chút nào. Hơn chục người đi cùng tôi hầu hết là người Hoa, hoặc Sing gốc Hoa, thường thì trên công ty nói về công việc chậm rãi đã khó nghe rồi, nhưng khi nói chuyện phiếm, nói chuyện đùa trên trời dưới đất thì ngay lúc này đây, tôi mới hiểu rằng, chỉ còn một cách thôi: Mình phải “master English”.

* Câu chuyện đã được sự đồng thuận xuất bản của tác giả và được hiệu chỉnh theo chuẩn văn bản từ ITviec.

Cuộc thi viết “Từ ao làng đến out trình”

“Từ Ao làng đến Out trình” là một sân chơi hoàn toàn mới mẻ dành cho cộng đồng công nghệ Việt Nam. Tham gia cuộc thi, các anh chị em IT vừa có thể chia sẻ câu chuyện nghề riêng biệt của mình, vừa nhận về nhiều giải thưởng hấp dẫn và giá trị. Cuộc thi do ITviec tổ chức, thời gian nhận bài thi từ ngày 24.6.2022 đến 29.7.2022, nhằm kỷ niệm 9 năm ITviec kết nối Nhân Sự IT “Chất” đến Job “Chất”.

XEM CÁC CÂU CHUYỆN ĐẠT GIẢI KHÁC