HTML được biết đến là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, đóng vai trò tiền đề cho sự phát triển của một trang web. Nắm vững kiến thức về HTML sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng một trang web với cấu trúc nội dung rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin đến người dùng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn tạo website bằng lệnh HTML cơ bản.

Đọc bài viết bên dưới để giúp bạn hiểu rõ hơn về: 

  • HTML cơ bản và một số phần tử và thuộc tính phổ biến về HTML
  • Các bước lập trình tạo một trang web cơ bản bằng HTML
  • Nguồn tài nguyên phong phú học tạo web với HTML cơ bản cho người mới bắt đầu

Giới thiệu chung về HTML cơ bản

HTML (Hypertext Markup Language) là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản và là nền tảng để xây dựng cấu trúc của một trang web. Ở mức độ cơ bản nhất, trước khi áp dụng các yếu tố động và kiểu dáng thì HTML sẽ cho trình duyệt web biết nội dung nào sẽ được hiển thị trên màn hình và theo thứ tự như thế nào.

Thẻ HTML cơ bản cũng có thể xác định kích thước phông chữ cũng như định dạng chữ cơ bản như in đậm hoặc in nghiêng.

Mặc dù các tính năng động hoặc thiết kế web đã có sự thay đổi đáng kể nhưng HTML vẫn là nền tảng cơ bản hỗ trợ thiết kế web. Để có thể ứng dụng các ngôn ngữ lập trình cao hơn như JavaScript hoặc PHP thì vẫn cần một nền tảng HTML, chính vì vậy học HTML là điều cần thiết đối với các lập trình viên.

Xem thêm: Front End Developer là gì: Làm gì, lộ trình học tập và Công cụ làm việc

Giới thiệu các thành phần cơ bản của HTML dùng để tạo trang web

Phần tử HTML (HTML Elements)

Phần tử HTML thường bắt đầu bằng cặp dấu ngoặc góc (<>, </>) được gọi là thẻ mở và thẻ đóng. Thẻ mở cho biết phần tử được bắt đầu và thẻ đóng dùng khi kết thúc một nội dung của phần tử đó.

Nhưng không phải tất cả các yếu tố đều theo cấu trúc như vậy, có một số thẻ được gọi là thẻ trống bởi vì chúng chỉ có một thẻ mở và không có thẻ đóng. Những phần tử này không cần chứa nội dung bên trong cặp thẻ đóng – mở.

Ví dụ như thẻ <img> được sử dụng để chèn hình ảnh hoặc <input> để chèn vào đầu trang nên chúng sẽ không có thẻ đóng và được gọi là phần tử trống. 

<img

        src="https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2020/12/blog_logo_retina.png"

        alt="itviec"width="50"/>

Thuộc tính HTML (HTML Attribute) 

Các phần tử sẽ có thuộc tính chứa thông tin bổ sung về phần tử đó. Chẳng hạn với phần tử <img> sẽ có hai thuộc tính là src hoặc srcset để chỉ đường dẫn của hình ảnh và width để chỉ chiều rộng của hình ảnh được tính bằng pixel.

<img

        src="https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2020/12/blog_logo_retina.png"

        alt="itviec"width="50">

Với ví dụ trên, bạn có thể thấy:

  • Có khoảng cách giữa thuộc tính và tên phần tử.
  • Thuộc tính được thêm ngay sau thẻ mở.
  • Khai báo thuộc tính cho các phần tử thường có cú pháp name=“value”
  • Một phần tử có thể có nhiều thuộc tính.

Lồng các phần tử (Nesting)

Một phần tử có thể được đặt trong một phần tử khác và sẽ được gọi là lồng các phần tử. Việc lồng ghép phần tử khá dễ hiểu, tuy nhiên sẽ khá phức tạp đối với một đoạn code nhiều thông tin.

<div class="my-list">
  <h4>My list:</h4>

  <ul>

     <li>Apple</li>
     <li>Orange</li>
     <li>Banana</li>

  </ul>

</div>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Một số thẻ HTML phổ biến

Số lượng thẻ HTML có đến hơn 100 nhưng thông thường bạn sẽ chỉ sử dụng trong khoảng 20 loại thẻ phổ biến, bao gồm như sau:

Thẻ Cách sử dụng

Sắp xếp nội dung

Các loại thẻ như: <header>, <footer>, <nav>, <main>, <section>,…

Các thẻ này được dùng để sắp xếp nội dung thành các phần khác nhau như tiêu đề, chân trang,…

Văn bản

Các loại thẻ như: <h1> – <h6>, <p>, <div>, <span>,…

Được sử dụng để định dạng văn bản, đoạn văn để tăng khả năng tiếp cận và tối ưu SEO.

Biểu mẫu (Form)

Gồm các thuộc tính như <form>, <input> và <button> cho phép bạn tạo các biểu mẫu để thu thập dữ liệu của người dùng. 
Bảng (Table)

Với các thẻ thông dụng như <table>, <tr>, <td>, <thead>, <tbody>, <tfoot>,… để tạo cấu trúc dữ liệu bảng cho trang web, được sử dụng để trình bày các thông tin rõ ràng và dễ hiểu hơn. 

Liên kết và anchor (Links and anchor)

Tạo siêu liên kết bằng thẻ <a> để chèn các tài nguyên bên ngoài trang web hoặc điều hướng đến vị trí của các thành phần khác trong trang web. 
Danh sách (List)

Sử dụng thẻ <ul> cho danh sách không có thứ tự hay <ol> cho danh sách có thứ tự. Và thẻ <li> nằm bên trong 2 phần tử đại diện cho các mục có trong danh sách. 

Đa phương tiện (Multimedia)

Chèn hình ảnh, video hoặc âm thanh vào trang web với các thẻ <audio>, <img> và <video>.
Meta tags

Chỉnh sửa tài liệu bằng thẻ <meta> bao gồm các thẻ chỉ định mã hóa ký tự, cài đặt chế độ xem cũng như thông tin tác giả. 

Tiêu đề

Đặt tiêu đề cho tài liệu với thẻ <title> và thường được đặt bên trong thẻ <head>.

Semantic tag

Các thành phần được bổ sung của HTML5 như <header>, <nav>, <section>, <article> và <footer> để tăng khả năng truy cập cũng như giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về cấu trúc của trang web.

Xem thêm: Tổng hợp 70+ thẻ HTML thông dụng

Block-Level và Inline HTML

Phần tử cấp khối (Block-Level) luôn bắt đầu ở một dòng mới và chiếm toàn bộ chiều rộng của trang, mỗi phần tử cấp khối sẽ có lề trên và lề dưới xung quanh nó, nên những phần tử này thích hợp để xây dựng cấu trúc chính của trang web. Chẳng hạn như để tạo danh sách sử dụng thẻ <ol> và <ul> là các phần tử cấp khối. 

Trong khi đó, phần tử nội tuyến (Inline) chỉ chiếm chiều rộng vừa đủ, thường được sử dụng bên trong các phần tử khác và không có chức năng tạo thêm dòng mới cho đoạn văn. Các thẻ <br> được sử dụng để ngắt dòng hay <strong>, <em> để định dạng kiểu chữ cũng là các phần tử nội tuyến.

Hướng dẫn cách tạo website bằng HTML cơ bản

Tạo tập tin HTML cơ bản

Để tạo một tập tin HTML, bạn có thể thực hiện theo quy trình như sau: 

  • Bước 1: Bạn mở trình soạn thảo mã HTML, có thể tham khảo qua một số trình soạn thảo phổ biến như VSCode, Sublime Text,… 
  • Bước 2: Tạo một tệp mới và đặt tên là index.html. 
  • Bước 3: Trong tệp tin index, bạn nhập “!” và nhấn enter, bạn sẽ thấy một đoạn code như thế này:
<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>

    <meta charset="UTF-8">
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    <title>Document</title>

</head>

<body>

</body>

</html>

Đây là cấu trúc một đoạn code tối thiểu mà một tài liệu HTML cần có để tạo nên một trang web. Trong đó: 

  • <!DOCTYPE html>: Khai báo <DOCTYPE> cho biết trang web đang được viết theo phiên bản HTML nào. 
  • <html>: Phần tử bao gồm tất cả nội dung được hiển thị trong trang, hay còn được gọi là phần tử gốc. Thêm thuộc tính <lang> để khai báo ngôn ngữ sẽ được sử dụng cho trang web. 
  • <head>: Phần tử chứa mọi nội dung bạn muốn đưa vào nhưng không được hiển thị trên trang web, đó có thể là từ khóa (keywords), meta description hay các liên kết CSS. 
  • <meta charset=”UTF-8″>: Phần tử <meta> được sử dụng để đặt bộ ký tự thành UTF-8, bao gồm hầu hết các ngôn ngữ viết khác nhau. 
  • <meta name>: Thẻ meta thứ hai sẽ chỉ định chế độ xem của trình duyệt, dành cho trang web được tối ưu hóa tương thích với nhiều loại thiết bị khác nhau (di động, tablet, laptop,…) 
  • <title>: Đặt tiêu đề cho trang.
  • <body>: Phần tử bao gồm các nội dung được hiển thị trên trang. 

Tạo thanh tiêu đề (header) của website với HTML cơ bản

Khi đã có đoạn code khởi đầu, bạn có thể tạo cấu trúc cho một trang web với ba phần từ thanh tiêu đề, nội dung và chân trang.

Bắt đầu với ví dụ tạo cấu trúc web lĩnh vực IT, ở thanh tiêu đề bạn sử dụng phần tử <nav> và <ul> để tạo một danh sách không có thứ tự, tiếp đó là 5 phần tử <li> cho 5 ý chính trong danh sách.

Chẳng hạn như:

    <header>
      <div>ITviec Blog</div>

      <nav>

        <ul>
          <li><a href="#viec-lam-it">Việc làm IT</a></li>
          <li><a href="#su-nghiep-it">Sự nghiệp IT</a></li>
          <li><a href="#ung-tuyen-thang-tien">Ứng tuyển và Thăng tiến</a></li>
          <li><a href="#chuyen-mon-it">Chuyên môn IT</a></li>
          <li><a href="#chuyen-it">Chuyện IT</a></li>
        </ul>

      </nav>

    </header>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Tạo nội dung chính của website với HTML cơ bản

Ở phần chính, bạn có thể chèn một tiêu đề và hình ảnh bằng cách sử dụng thẻ <h1> cho tiêu đề và <img> cho hình ảnh với cú pháp như sau:

<main>

      <h1>ITviec - Ý tưởng phát triển sự nghiệp IT của bạn</h1>
      <img
        src="https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2020/12/blog_logo_retina.png"
        alt="itviec"
        width="250"
      />

</main>

Trong đó, thuộc tính src cho biết về nguồn của hình ảnh, alt được dùng như một đoạn văn bản mô tả ngắn gọn nội dung của hình và width cho biết độ rộng của hình ảnh khi được hiển thị trên trang web.

html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Sau đó, bạn liệt kê các thành phần cần có trên trang web. Sử dụng <h2> để tạo một nội dung mới, tiếp đó sử dụng <ol> để tạo danh sách có thứ tự, ví dụ như:

<main>
      <h2 id="itviec-blog">ITviec Blog</h2>

      <ol>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết mới nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết đọc nhiều nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Một số bài viết chọn lọc</li>
        <li><input type="checkbox" /> Công ty IT tốt nhất Việt Nam</li>
      </ol>

</main>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Ở mục “Các bài viết mới nhất”, bạn có thể liệt kê thêm một số bài viết nổi bật, chia sẻ nội dung chuyên môn về lĩnh vực IT, chẳng hạn như: 

<main>

      <h2 id="cac-bai-viet-moi-nhat">Các bài viết mới nhất</h2>      

      <h4>Tổng hợp 70+ thẻ HTML thông dụng</h4>

      <p>
        Trong HTML có nhiều loại phần tử và mỗi phần tử đều có công dụng và thuộc tính khác nhau, có phần tử được dùng để chỉ cả một tập tài liệu nhưng cũng có phần tử mô tả các…
      </p>

      <h4>Tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất bảng màu HTML</h4>

      <p>
        Với các lập trình viên, việc nắm vững bảng màu HTML và cách lấy mã màu là điều cần thiết giúp tối ưu hóa công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Lựa chọn những màu sắc phù hợp và…
      </p>

</main>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Nếu bạn muốn trình bày thông tin được tinh gọn dưới dạng bảng biểu trong HTML thì hãy sử Table HTML với thẻ <table>, <tr>, <td>,…

Cụ thể như sau:

<main>

<style>
table, th, td {
  border:solid black;
}
</style>

      <table>
  <tr>
    <td>thẻ tabke</td>
    <td>Dùng để tạo bảng trong HTML</td>
  </tr>

  <tr>
    <td>thẻ td,tr,th</td>
    <td>Chỉ các thành phần trong bảng</td>
  </tr>
</table>

</main>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Đoạn code đầy đủ của phần nội dung trang web như sau:

<main>

      <h1>ITviec - Ý tưởng phát triển sự nghiệp IT của bạn</h1>

      <img
        src="https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2020/12/blog_logo_retina.png"
        alt="itviec"
        width="250"
      />

  <h2 id="itviec-blog">ITviec Blog</h2>

      <ol>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết mới nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết đọc nhiều nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Một số bài viết chọn lọc</li>
        <li><input type="checkbox" /> Công ty IT tốt nhất Việt Nam</li>
      </ol>

  <h2 id="cac-bai-viet-moi-nhat">Các bài viết mới nhất</h2>

      <h4>Tổng hợp 70+ thẻ HTML thông dụng</h4>

      <p>
        Trong HTML có nhiều loại phần tử và mỗi phần tử đều có công dụng và thuộc tính khác nhau, có phần tử được dùng để chỉ cả một tập tài liệu nhưng cũng có phần tử mô tả các…
      </p>

      <h4>Tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất bảng màu HTML</h4>

      <p>
        Với các lập trình viên, việc nắm vững bảng màu HTML và cách lấy mã màu là điều cần thiết giúp tối ưu hóa công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Lựa chọn những màu sắc phù hợp và…
      </p>

<style>
table, th, td {
  border:solid black;
}
</style>

      <table>

  <tr>
    <td>thẻ table</td>
    <td>Dùng để tạo bảng trong HTML</td>
  </tr>

  <tr>
    <td>thẻ td,tr,th</td>
    <td>Chỉ các thành phần trong bảng</td>
  </tr>

</table>

    </main>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Bạn có thể tùy ý thêm hoặc chỉnh sửa phần nội dung trang web để tạo được một cấu trúc web phù hợp với mong muốn.

Sau khi hoàn thành phần nội dung, bạn có thể kết thúc trang web với phần chân trang bao gồm các thông tin về liên hệ, bản quyền, liên hệ hợp tác, nút đăng ký,…

Tạo phần chân trang (footer) cho trang web với HTML cơ bản

Ở phần chân trang, bạn có thể tạo một hình thức đăng ký và nội dung bản quyền của trang web. Đối với biểu mẫu, bạn sử dụng phần tử <form>, thuộc tính <input type=“text”> để nhập văn bản và <button> cho nút gửi. 

Đối với nội dung bản quyền, bạn sử dụng thẻ <div> hoặc có thể sử dụng HTML Entity $copy; cho biểu tượng bản quyền. Cuối cùng là <br> để thêm khoảng trắng giữa biểu mẫu và nội dung bản quyền. 

   <footer>

      <h2 id="Đăng ký nhận tin">Đăng ký nhận tin</h6>

      <form onsubmit="alert('Subscribed')">
        <input type="text" placeholder="Nhập email của bạn" />
        <button>Gửi</button>
      </form>

      <br />
      <div>&copy; Itviec Blog https://itviec.com/blog/</div>

    </footer>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Đoạn code đầy đủ để xây dựng một website cơ bản bằng HTML như sau:

<!DOCTYPE html>
<html lang="en">
<head>

    <meta charset="UTF-8">
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    <title>Document</title>

</head>

<body>

    <header>
      <div>ITviec Blog</div>
      <nav>
        <ul>
          <li><a href="#viec-lam-it">Việc làm IT</a></li>
          <li><a href="#su-nghiep-it">Sự nghiệp IT</a></li>
          <li><a href="#ung-tuyen-thang-tien">Ứng tuyển và Thăng tiến</a></li>
          <li><a href="#chuyen-mon-it">Chuyên môn IT</a></li>
          <li><a href="#chuyen-it">Chuyện IT</a></li>
        </ul>
      </nav>
    </header>

<main>

      <h1>ITviec - Ý tưởng phát triển sự nghiệp IT của bạn</h1>

      <img
        src="https://itviec.com/blog/wp-content/uploads/2020/12/blog_logo_retina.png"
        alt="itviec"
        width="250"
      />

      <h2 id="itviec-blog">ITviec Blog</h2>

      <ol>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết mới nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Các bài viết đọc nhiều nhất</li>
        <li><input type="checkbox" /> Một số bài viết chọn lọc</li>
        <li><input type="checkbox" /> Công ty IT tốt nhất Việt Nam</li>
      </ol>

    <h2 id="cac-bai-viet-moi-nhat">Các bài viết mới nhất</h2>

      <h4>Tổng hợp 70+ thẻ HTML thông dụng</h4>

      <p>
        Trong HTML có nhiều loại phần tử và mỗi phần tử đều có công dụng và thuộc tính khác nhau, có phần tử được dùng để chỉ cả một tập tài liệu nhưng cũng có phần tử mô tả các…
      </p>

      <h4>Tổng hợp chi tiết và đầy đủ nhất bảng màu HTML</h4>

      <p>
        Với các lập trình viên, việc nắm vững bảng màu HTML và cách lấy mã màu là điều cần thiết giúp tối ưu hóa công việc hiệu quả và nhanh chóng hơn. Lựa chọn những màu sắc phù hợp và…
      </p>

      <style>
table, th, td {
  border:solid black;
}
</style>

      <table>

  <tr>
    <td>thẻ table</td>
    <td>Dùng để tạo bảng trong HTML</td>
  </tr>

  <tr>
    <td>thẻ td,tr,th</td>
    <td>Chỉ các thành phần trong bảng</td>
  </tr>

      </table>

  </main>

    <footer>

      <h2 id="Đăng ký nhận tin">Đăng ký nhận tin</h6>

      <form onsubmit="alert('Subscribed')">
        <input type="text" placeholder="Nhập email của bạn" />
        <button>Gửi</button>
      </form>

      <br />

      <div>&copy; Itviec Blog https://itviec.com/blog/</div>

    </footer>

</body>

</html>
html cơ bản - itviec blog

Kết quả hiển thị của đoạn code trên.

Một số sai lầm thường gặp khi tạo trang web với HTML

Một số sai lầm mà các bạn mới tìm hiểu về lập trình trang web với HTML cơ bản thường gặp phải như sau: 

Viết hoa tên thẻ (Tags) và phần tử (Elements)

Thông thường, khi viết tên thẻ hoặc một phần tử, bạn có thể viết chúng dưới dạng chữ thường, chẳng hạn như <button>, <img>, <head>,… Tuy về bản chất thì thẻ HTML không phân biệt chữ hoa chữ thường nhưng bạn vẫn nên tuân theo quy ước chung là sử dụng chữ thường sẽ giúp đoạn code dễ đọc, dễ quản lý cũng như theo đúng quy chuẩn hơn. 

Bên cạnh đó, không bao gồm thẻ đóng khi viết code cũng là một lỗi phổ biến của người mới bắt đầu. Để khắc phục thì bất cứ khi nào bạn tạo thẻ mở, hãy tạo ngay một thẻ đóng và chèn tên thẻ, phần tử, thuộc tính vào sau. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số loại thẻ không cần có thẻ đóng hoặc có thể tự đóng như <br>. 

Sử dụng sai cú pháp khi lồng các phần tử 

Một lỗi thường gặp khi bạn lồng nhiều phần tử với nhau chính là các thẻ đóng và mở của thẻ bị đặt lẫn lộn. Điều này sẽ khiến cho đoạn code của bạn bị rối và không hoạt động hiệu quả.

Để khắc phục vấn đề này, bạn nên note hoặc phác thảo trước đoạn code ra nháp, thụt lề đối với những phần tử con và thường xuyên kiểm tra lại khi viết xong để đảm bảo đoạn code được chính xác.

Sử dụng dấu ngoặc đơn và ngoặc kép cùng lúc 

Trong một đoạn mã HTML, bạn không thể kết hợp dấu ngoặc đơn và ngoặc kép cùng một lúc. Bạn phải luôn sử dụng dấu ngoặc kép và ngoặc đơn cho các HTML Entities khi cần thiết.

Các khóa học tạo trang web với HTML cơ bản cho người mới bắt đầu 

Để tìm hiểu nhiều hơn về cách tạo một trang web hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo qua một số khóa học hướng dẫn về HTML cơ bản như sau:

Introduction HTML, CSS và JavaScript của Coursera 

Khóa học này sẽ giúp bạn làm quen với HTML, các ngôn ngữ lập trình (CSS, JavaScript), framework và công cụ mà bạn sẽ cần để tạo dựng một trang web hoàn chỉnh.

Bạn sẽ được tham gia các bài tập thực hành thực tế cùng nguồn tài nguyên học tập hấp dẫn, giúp bạn hiểu rõ hơn về HTML cơ bản cũng như cách sử dụng CSS để định dạng website hoàn chỉnh. 

Bạn học được gì từ khóa học này của Coursera? 

  • Hệ sinh thái phát triển ứng dụng web và các thuật ngữ chuyên ngành về front-end và back-end. 
  • Làm quen với một số công cụ phổ biến của lĩnh vực lập trình. 
  • Tạo và xây dựng cấu trúc cơ bản bằng HTML và định dạng với CSS. 
  • Phát triển các tính năng động, tương tác với người dùng bằng JavaScript. 
  • Nhận được chứng chỉ khi hoàn thành chương trình học.

Learn HTML for Beginner của Udemy 

Khóa học HTML cơ bản của Udemy sẽ giúp bạn làm quen với cách tạo một trang web với HTML5. Khóa học sẽ bao gồm các bài học từ cơ bản đến nâng cao về HTML như chèn ảnh, tạo bảng, video, danh sách, biểu mẫu,… Cùng với đó là các bài tập, dự án thực tế về cách viết code cơ bản.

Bạn học được gì từ khóa học này của Udemy? 

  • Thành thạo viết mã HTML và ngôn ngữ lập trình nâng cao. 
  • Các thuộc tính và phần tử cơ bản của HTML. 
  • Chứng chỉ khi hoàn thành khóa học.

Intro to HTML & CSS của Noble Desktop 

Ở khóa học này, bạn sẽ được làm quen với HTML cơ bản và cách viết mã cho một trang web từ những công đoạn đầu tiên như định dạng đoạn văn, viết tiêu đề và tạo danh sách. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ được tìm hiểu cách tạo liên kết, chèn hình ảnh và chỉnh sửa bằng các thuộc tính.

Cuối khóa học bạn cũng sẽ được làm quen với CSS gồm bộ chọn thẻ, class selectors và class attribute.

Bạn học được gì ở khóa học này của Noble Desktop?

  • Kiến thức và kỹ năng cơ bản của HTML. 
  • Định dạng website với CSS. 
  • Chứng chỉ khi hoàn thành khóa học.

Udemy – The Beginners Guide To Learning HTML The Right Way

Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học cơ bản về HTML thì khóa học của Udemy sẽ là lựa chọn phù hợp với bạn. Khóa học sẽ cung cấp cho bạn nền tảng kiến thức cũng như thao tác về HTML cơ bản, cùng với những bài tập thực hành giúp bạn làm quen với cách viết mã và những bước đầu để xây dựng một trang web.

Bạn học được gì ở khóa học HTML cơ bản này của Udemy? 

  • Trang bị kiến thức HTML cơ bản. 
  • Làm quen với cách viết code và vận hành trang web cơ bản. 
  • Được cấp chứng chỉ khi hoàn thành khóa học. 
  • Phù hợp với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về HTML.

Xem thêm Việc làm Lập trình viên Front-End tại TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm Việc làm Lập trình viên Front-End tại Hà Nội

Một số câu hỏi tạo trang web với HTML cơ bản thường gặp

HTML được sử dụng cho mục đích gì trong việc tạo website? 

HTML được sử dụng để tạo cấu trúc cho một trang web và một trong những “building block” cơ bản của front-end, kết hợp cùng với CSS và JavaScript để phát triển một website hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó thì HTML cũng được ứng dụng cho nhiều khía cạnh khác như cấu trúc email, lưu trữ dữ liệu trên trình duyệt, hỗ trợ nhập liệu, phát triển game,… 

Học tạo trang web với HTML cơ bản có dễ không? 

HTML là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản rất dễ tiếp cận và tìm hiểu dành cho những ai mới bắt đầu làm quen với lập trình.

Nhiều tên thẻ (tags) của HTML gắn liền với những ý nghĩa trong tiếng Anh nên nhìn chung bạn có thể nắm bắt về khái niệm và cú pháp của HTML một cách dễ dàng.

HTML5 là gì? 

HTML5 là phiên bản mới nhất của HTML, tích hợp hỗ trợ các chức năng mới đa phương tiện, thẻ, phần tử và API mới. Ngoài ra, HTML5 còn có hỗ trợ chèn âm thanh và video vào trang web.

Tổng kết về cách tạo trang web với HTML cơ bản

Với thị trường công nghệ hiện đại ngày nay, có nền tảng kiến thức vững chắc về HTML sẽ giúp bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp và có thêm nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc.

Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tạo website với HTML cơ bản cũng như lựa chọn được khóa học phù hợp, từ đó không ngừng trau dồi kiến thức để gặt hái được những thành công cho riêng mình.

robby-2

Bạn thấy bài viết hay và hữu ích? Đừng ngại Share với bạn bè và đồng nghiệp nhé.

Và nhanh tay tham khảo việc làm IT “chất” trên ITviec!