Nội dung chính
Trong những năm gần đây, Salesforce nổi lên như một trong những nền tảng quản lý quan hệ khách hàng hàng đầu trên thế giới. Đối với lập trình viên, đây không chỉ là một công cụ, mà còn là một cơ hội để phát triển và thăng tiến trong công việc. Do đó, Developer cần nắm vững kiến thức Salesforce nếu bạn mong muốn tiến xa hơn trong lĩnh vực IT.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu:
- Salesforce là gì? CRM là gì?
- Vai trò của Salesforce đối với doanh nghiệp
Salesforce là gì?
Salesforce là gì?
Salesforce là một phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management – CRM) dựa trên điện toán đám mây, trong đó thay vì phần mềm máy khách được cài đặt trên máy tính của mỗi người dùng, thì họ sẽ truy cập dịch vụ thông qua trình duyệt web. Điều này giúp người dùng cuối tránh khỏi rắc rối khi nâng cấp và quản lý phần mềm máy khách của họ bên ngoài trình duyệt.
Tất cả phần mềm và dữ liệu người dùng đều nằm trong trung tâm dữ liệu Salesforce và được truyền qua mạng tới trình duyệt của người dùng.
Thông tin thêm: Salesforce Inc. được thành lập vào tháng 3 năm 1999 bởi cựu giám đốc điều hành Oracle Marc Benioff, Parker Harris, Dave Moellenhoff và Frank Dominguez với khởi đầu là nhà cung cấp nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Hiện nay, Salesforce Inc. là nhà cung cấp dịch vụ phần mềm điện toán đám mây và phần mềm cho doanh nghiệp xã hội có trụ sở tại San Francisco.
CRM là gì?
Trước đây, các nhân viên quản lý dữ liệu theo cách thủ công bằng cách ghi lại thông tin và lưu trữ trong kho dữ liệu cá nhân hoặc của công ty thông qua file Excel. Tuy nhiên, cách tiếp cận này tốn thời gian và không hiệu quả khi xử lý khối lượng dữ liệu lớn.
Đây là lúc CRM – Customer Relationship Management, hay còn gọi là quản lý quan hệ khách hàng, “ra đời” nhằm giải quyết các vấn đề trên. Và Salesforce là một trong những nền tảng CRM hàng đầu thế giới.
Bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa các kho dữ liệu từ nhiều bộ phận khác nhau, Salesforce cung cấp toàn cảnh về mọi tương tác của khách hàng với thương hiệu và những insight hữu ích về hành vi và nhu cầu của khách hàng thông qua phân tích dữ liệu khách hàng.
Salesforce Infrastructure là gì?
Salesforce Infrastructure là hệ thống back-end hỗ trợ nền tảng điện toán đám mây của Salesforce. Hệ thống này bao gồm một số thành phần, chẳng hạn như máy chủ ứng dụng (application server), máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), môi trường phát triển ứng dụng (application development environment) và nền tảng tích hợp ứng dụng (application integration platform).
Cơ sở hạ tầng Salesforce được thiết kế để có khả năng mở rộng cao và có khả năng chịu lỗi, hỗ trợ nhu cầu lớn mà ứng dụng đặt ra. Hệ thống back-end này liên tục được đội ngũ kỹ sư cập nhật và cải tiến để theo kịp nhu cầu luôn thay đổi của các ứng dụng CRM.
Vì sao cần Salesforce?
Quy trình triển khai truyền thống VS. Quy trình triển khai với Salesforce
Như đã thấy trong hình minh họa trên, Salesforce mang đến cho doanh nghiệp con đường nhanh gọn để đi từ “Ý tưởng” đến “Sản phẩm (Ứng dụng)”. Bạn có thể tập trung vào việc xây dựng ứng dụng bằng các công cụ sẵn có thay vì tự mình xây dựng cơ sở hạ tầng và các công cụ CRM từ đầu.
Ba điểm mạnh chính của Salesforce mà nhiều người sử dụng thường đề cập đến:
- Nhanh chóng: Phần mềm CRM truyền thống có thể mất hơn một năm để triển khai, trong khi bạn có thể rút ngắn thời gian triển khai xuống chỉ còn vài tháng hoặc vài tuần với Salesforce.
- Dễ sử dụng: Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn để sử dụng và tốn ít thời gian hơn để tìm hiểu.
- Hiệu quả: Dễ sử dụng và có thể tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc.
Kiến trúc của Salesforce
Để hiểu về phần mềm này, bạn cần làm quen với từng layer khác nhau trong kiến trúc Salesforce.
- Nhiều người sử dụng (multi-tenant): Salesforce lưu trữ dữ liệu trong một lược đồ cơ sở dữ liệu duy nhất. Đồng thời, với chỉ một phiên bản duy nhất của máy chủ, phần mềm này có thể phục vụ nhiều người sử dụng cùng lúc nên mang lại hiệu quả về mặt chi phí.
- Siêu dữ liệu (metadata): Salesforce sử dụng mô hình phát triển dựa trên siêu dữ liệu. Điều này cho phép các lập trình viên chỉ tập trung vào việc xây dựng ứng dụng. Nền tảng dựa trên siêu dữ liệu này giúp việc tùy chỉnh và mở rộng quy mô trở nên dễ dàng.
- API: Salesforce cung cấp nguồn API mạnh mẽ. Điều này giúp phát triển và tùy chỉnh ứng dụng di động Salesforce. Mọi tính năng đều đã được lên kế hoạch và triển khai một cách chính xác.
Dịch vụ của Salesforce
Các dịch vụ của Salesforce
- SAAS (Software as a Service – Phần mềm dưới dạng dịch vụ): Tại đây, bạn có thể trực tiếp lấy phần mềm tích hợp và sử dụng phần mềm đó.
- PAAS (Platform as a Service – Nền tảng dưới dạng dịch vụ): PAAS cung cấp cho bạn khuôn khổ và nền tảng để xây dựng trang web và ứng dụng của bạn.
- IAAS (Infrastructure as a Service – Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ): IAAS đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Salesforce, mặc dù không được sử dụng rộng rãi.
Các dịch vụ đám mây của Salesforce Cloud
- Sales Cloud: Đây là một trong những sản phẩm thiết yếu và phổ biến nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần. Sales Cloud là một nền tảng CRM cho phép bạn quản lý các khía cạnh bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng. Đồng thời, cung cấp trạng thái của khách hàng tiềm năng, một ứng dụng sẽ hữu ích cho những người quản lý bộ phận Sales.
- Marketing Cloud: Marketing Cloud cho phép bạn chạy các chiến dịch, quản lý email, tin nhắn, phương tiện truyền thông xã hội, quản lý nội dung, phân tích dữ liệu, v.v. với sự trợ giúp của hệ thống theo dõi.
- Analytics Cloud: Dịch vụ này cho phép người dùng tạo dashboard trực quan về dữ liệu có sẵn. Bằng cách đó, bạn có thể hiểu sâu hơn và phân tích các xu hướng, hoạt động kinh doanh, v.v.
- IoT Cloud: IoT Cloud giúp xử lý dữ liệu Internet of Things (IoT). Nền tảng này có thể lấy khối lượng lớn dữ liệu được tạo bởi nhiều thiết bị IoT khác nhau và nhận được phản hồi theo thời gian thực.
- Salesforce App Cloud: Bạn có thể sử dụng dịch vụ này để lập trình các ứng dụng tùy chỉnh sẽ chạy trên nền tảng Salesforce.
- Salesforce Service Cloud: Đây là nền tảng dịch vụ dành cho nhóm hỗ trợ với các tính năng như theo dõi trên mạng xã hội.
Ứng dụng của Salesforce
- Dịch vụ khách hàng: Đây được xem là ứng dụng hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách hàng từ mọi nơi trên thế giới, giúp giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh hơn và cải thiện thời gian phản hồi của nhân viên hỗ trợ. Salesforce cho phép bạn thống nhất hỗ trợ qua email, mạng xã hội, điện thoại và trò chuyện, đồng thời giúp quản lý mọi kênh từ một chế độ xem.
- Tùy chỉnh dữ liệu: Salesforce cho phép bạn xử lý và tùy chỉnh các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời, phần mềm này còn giúp bạn theo dõi phân tích thời gian thực và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
- Báo cáo và phân tích dữ liệu một cách linh hoạt: Salesforce cho phép báo cáo và phân tích dữ liệu vô cùng linh hoạt. Tại đây, đội ngũ Sales có thể tạo báo cáo để kiểm tra các account/ lead mà họ đã không làm việc trong một thời gian.
- Hiểu dữ liệu khách hàng: Công cụ Salesforce giúp xác định sở thích và nhận thức khách hàng từ dữ liệu. Bạn có thể xác định vị trí và thu hút lại những khách hàng không hoạt động, đồng thời tăng doanh số bán hàng bằng cách theo dõi tương tác của khách hàng.
Câu hỏi Salesforce thường gặp
1. Salesforce là gì?
Salesforce là nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM) dựa trên đám mây, cho phép các doanh nghiệp quản lý mối quan hệ khách hàng một cách hiệu quả, có tổ chức và linh hoạt hơn.
2. Lợi ích khi sử dụng Salesforce là gì?
Hệ thống CRM này có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng và cũng có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tự động hóa các quy trình quản lý quan hệ khách hàng khác nhau.
3. Những vị trí IT nào nên hiểu rõ Salesforce?
Nắm vững kiến thức về Salesforce sẽ giúp bạn có cơ hội thăng tiến với sự nghiệp Salesforce Developer, Salesforce Solution Architect, Salesforce Technical Architect và Project Manager.
Tổng kết Salesforce là gì
Tổng kết lại, Salesforce là một phần mềm dựa trên điện toán đám mây, cung cấp cơ sở hạ tầng đa dạng gồm các sản phẩm phần mềm được thiết kế để giúp các đội ngũ từ nhiều ngành khác nhau, bao gồm Marketing, Sales, IT, và Customer Service, có thể kết nối với khách hàng.
Bạn thấy bài viết hay và hữu ích? Đừng ngại Share với bạn bè và đồng nghiệp nhé.
Và nhanh tay tham khảo việc làm IT “chất” trên ITviec!