MySQL và PostgreSQL là hai trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mặc dù cả hai đều sử dụng ngôn ngữ SQL, nhưng chúng có những đặc điểm riêng biệt về tính năng, hiệu suất và sự linh hoạt. Bài viết này sẽ điểm qua những khác biệt chính giữa PostgreSQL vs MySQL và đưa ra các ứng dụng thực tế cho từng hệ quản trị này.

Đọc bài viết này để hiểu về:

  • Các điểm chung giữa MySQL và PostgreSQL
  • Sự khác biệt giữa PostgreSQL vs MySQL
  • Ứng dụng thực tế của MySQL và PostgreSQL

MySQL là gì?

MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) mã nguồn mở phổ biến trên thế giới. Được phát triển bởi MySQL AB, công ty sau đó được Sun Microsystems mua lại vào năm 2008 và hiện thuộc sở hữu của Oracle Corporation.

MySQL và được biết đến với hiệu suất cao, độ tin cậy và khả năng mở rộng và hỗ trợ nhiều hệ điều hành, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng web và doanh nghiệp.

Các điểm nổi bật của MySQL gồm:

  • Mã nguồn mở: Miễn phí, cho phép tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối lại mã nguồn.
  • Hiệu suất cao: Hoạt động tốt với các cơ sở dữ liệu nhỏ đến trung bình, xử lý truy vấn nhanh chóng và hiệu quả, phù hợp cho các ứng dụng web và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Bảo mật mạnh mẽ: Bao gồm nhiều tùy chọn mã hóa và kiểm soát truy cập như mã hóa SSL/TLS cho các kết nối, xác thực hai yếu tố, phân quyền cho người dùng và nhóm người dùng; xác thực hai yếu tố (2FA) tăng cường bảo mật thông qua yêu cầu xác thực từ hai nguồn độc lập; mã hóa AES bảo vệ dữ liệu với các thuật toán mã hóa mạnh……
  • Khả năng mở rộng: Phù hợp cho các ứng dụng từ nhỏ đến lớn, hỗ trợ nhiều loại dữ liệu và cấu trúc lưu trữ.
  • Hỗ trợ cộng đồng: Có cộng đồng lớn và hỗ trợ nhiệt tình. Ngoài ra, còn có các dịch vụ hỗ trợ trả phí từ nhiều nhà cung cấp
  • Tương thích nhiều nền tảng: Hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, macOS, và các hệ thống Unix
  • Cập nhật thường xuyên: Liên tục cập nhật với các tính năng mới và cải tiến bảo mật.
  • Độ tin cậy cao: Được đánh giá là rất ổn định nếu được bảo trì và quản lý đúng cách.

Đọc thêm: MySQL là gì? Tổng hợp kiến thức MySQL đầy đủ và dễ hiểu

PostgreSQL là gì?

PostgreSQL, thường được gọi là Postgres, là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mã nguồn mở nổi bật với độ tin cậy cao, tính linh hoạt và khả năng hỗ trợ đầy đủ các tiêu chuẩn SQL. Nó cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ để quản lý các cơ sở dữ liệu phức tạp, hỗ trợ cả kiểu dữ liệu quan hệ và phi quan hệ.

PostgreSQL được coi là một trong những cơ sở dữ liệu quan hệ ổn định và tiên tiến nhất hiện nay, với khả năng xử lý các truy vấn phức tạp một cách hiệu quả.

Các đặc điểm nổi bật của PostgreSQL gồm:

  • Hỗ trợ quản lý cơ sở dữ liệu Đối tượng – Quan hệ (ORDBMS): Kết hợp các tính năng của cả hệ quản trị CSDL quan hệ và hướng đối tượng, giúp quản lý hiệu quả các loại dữ liệu có cấu trúc và phức tạp.
  • Tính toàn vẹn và bảo mật dữ liệu: Cung cấp các tính năng mạnh mẽ về kiểm soát truy cập, mã hóa dữ liệu và hỗ trợ ACID (Atomicity, Consistency, Isolation, Durability).
  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Dễ dàng mở rộng, phù hợp với các ứng dụng doanh nghiệp và web.
  • Mã nguồn mở: Tương tự như MySQL, PostgreSQL có mã nguồn mở được sử dụng miễn phí, cho phép tự do sử dụng, sửa đổi và phân phối lại mã nguồn.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Chạy trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux, macOS và Unix.
  • Khả năng sao lưu và phục hồi mạnh mẽ: Hỗ trợ các phương pháp sao lưu và phục hồi linh hoạt, giúp bảo vệ dữ liệu hiệu quả.
  • Tích hợp tốt với các công cụ khác: Dễ dàng tích hợp với các công cụ và nền tảng khác như Hadoop, Cassandra, và các dịch vụ đám mây.

Những điểm tương đồng giữa PostgreSQL vs MySQL

  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS): Cả MySQL và PostgreSQL đều là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, hỗ trợ lưu trữ dữ liệu có cấu trúc và các truy vấn phức tạp.
  • Tuân thủ SQL: Cả hai đều tuân thủ các tiêu chuẩn SQL, cho phép sử dụng cú pháp và các thao tác truy vấn tương tự.
  • Đảm bảo tính nhất quán: Cả MySQL và PostgreSQL đều hỗ trợ ACID, đảm bảo các giao dịch đáng tin cậy và tuân thủ ACID (Atomicity – Consistency – Isolation – Durability).
  • Mã nguồn mở: Cả hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều là mã nguồn mở, cho phép người dùng truy cập miễn phí và chỉnh sửa mã nguồn.
  • Hỗ trợ JSON: Cả MySQL và PostgreSQL đều hỗ trợ dữ liệu dạng JSON, cho phép lưu trữ và truy vấn dữ liệu JSON một cách hiệu quả.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: MySQL và PostgreSQL đều hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình thông qua các thư viện, ORM và giao diện lập trình ứng dụng (API).
  • Khả năng mở rộng: Cả hai đều có khả năng mở rộng tốt, phù hợp với nhiều loại ứng dụng từ nhỏ đến lớn.
  • Hỗ trợ đa nền tảng: Cả hai RDBMS này đều hỗ trợ đa nền tảng, bao gồm các hệ điều hành như Windows, Linux, macOS và các hệ thống Unix.
  • Tính năng bảo mật dữ liệu: Cả hai đều cung cấp những tính năng về bảo mật dữ liệu, như mã hóa SSL/TLS, phân quyền người dùng và xác thực hai yếu tố.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Cả MySQL và PostgreSQL đều cung cấp tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, giúp đảm bảo an toàn dữ liệu và khả năng phục hồi sau sự cố.
  • Cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ: MySQL và PostgreSQL đều có cộng đồng người dùng và phát triển mạnh mẽ, cung cấp nhiều tài liệu và hỗ trợ kỹ thuật.

Điểm khác nhau giữa PostgreSQL vs MySQL

MySQL PostgreSQL
Kiểu cơ sở dữ liệu Hỗ trợ CSDL quan hệ thuần túy. Hỗ trợ CSDL quan hệ – đối tượng và các kiểu dữ liệu bổ sung như arrays và XML.
Tuân thủ ACID Chỉ hỗ trợ ACID khi sử dụng với InnoDB và NDB Cluster. Tuân thủ ACID trong mọi cấu hình.
Kiểm soát truy cập đồng thời (Concurrency Control) Hỗ trợ kiểm soát truy cập đồng thời nhiều phiên bản (Multi-Version Concurrency Control) với InnoDB, không hỗ trợ với MyISAM. Hỗ trợ đầy đủ MVCC trong mọi cấu hình.
Chỉ mục (Indexes) Hỗ trợ chỉ mục B-tree và R-tree. Hỗ trợ nhiều loại chỉ mục bao gồm B-tree, GIN, GiST, hash.
Views Hỗ trợ views. Hỗ trợ views và materialized views.
Thủ tục lưu trữ (Stored Procedure) Hỗ trợ stored procedures bằng SQL. Hỗ trợ stored procedures bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm PL/pgSQL.
Trigger Hỗ trợ AFTER và BEFORE triggers. Hỗ trợ AFTER, BEFORE và INSTEAD OF triggers.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ tọa độ (SRS) Tích hợp sẵn GIS và SRS. Chỉ hỗ trợ GIS thông qua phần mở rộng PostGIS.
Tính tương thích JSON Hỗ trợ JSON. Hỗ trợ JSON và JSONB.
Bảo mật Hỗ trợ mã hóa SSL/TLS, phân quyền người dùng, xác thực hai yếu tố. Hỗ trợ mã hóa SSL/TLS, phân quyền người dùng, xác thực hai yếu tố, mã hóa AES và SSL cho cột, xác thực bằng LDAP và PAM, tạo vai trò và nhóm người dùng.
Sao lưu và phục hồi Cung cấp tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu. Cung cấp tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu, bao gồm các công cụ như pg_dump và pg_restore.

PostgreSQL vs MySQL: Những trường hợp sử dụng MySQL và PostgreSQL

Kịch bản MySQL PostgreSQL
Khi xây dựng ứng dụng đơn giản cần cơ sở dữ liệu backend Nên sử dụng
Khi xây dựng các ứng dụng lớn cần tính nhất quán cao và hỗ trợ giao dịch phức tạp Nên sử dụng
Tạo data marts (là kho dữ liệu nhỏ, được tối ưu hóa để phục vụ cho một mục đích cụ thể) cho nhóm phân tích để lưu trữ và truy vấn dữ liệu Nên sử dụng
Tạo proof-of-concepts với tập dữ liệu mẫu Nên sử dụng
Khi phát triển một ứng dụng hoặc data pipeline mà trong đó các hoạt động đọc dữ liệu chiếm đa số so với các hoạt động ghi dữ liệu Nên sử dụng
Xây dựng cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng bởi hàng trăm chuyên gia dữ liệu để hỗ trợ quy trình làm việc Nên sử dụng
Hỗ trợ môi trường sản xuất với các truy vấn phức tạp và một số tính năng và chức năng nâng cao Nên sử dụng

Câu hỏi thường gặp về PostgreSQL vs MySQL

Nên sử dụng MySQL hay PostgreSQL?

Nên sử dụng MySQL nếu cần một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đơn giản, dễ sử dụng và có thể mở rộng dễ dàng, phù hợp cho các ứng dụng nhẹ và nhu cầu đọc dữ liệu nhiều. PostgreSQL thích hợp hơn cho các ứng dụng phức tạp, yêu cầu tính năng cao như views, triggers và stored procedures đa ngôn ngữ, cùng với khả năng xử lý ghi dữ liệu tốt và hỗ trợ ACID đầy đủ.

MySQL hay PostgreSQL phù hợp cho người mới bắt đầu hơn? 

Nếu bạn mới bắt đầu, MySQL có thể phù hợp hơn vì nó có ngưỡng vào thấp và dễ tiếp cận. Nếu sau này khi cần tính năng phức tạp hơn như views, triggers và stored procedures đa ngôn ngữ, bạn có thể chuyển sang PostgreSQL.

Có thể chạy MySQL hay PostgreSQL trên cùng server được không?

Có thể chạy cả MySQL và PostgreSQL trên cùng một server. Mặc dù không có vấn đề kỹ thuật, nhưng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể chậm hơn so với khi chạy trên các máy chủ vật lý riêng biệt do cùng chia sẻ tài nguyên như I/O, bộ nhớ, CPU và mạng.

Tổng kết PostgreSQL vs MySQL

MySQL và PostgreSQL là hai hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến với các ưu điểm riêng. MySQL thường được sử dụng cho các ứng dụng đơn giản và có nhu cầu đọc dữ liệu cao, trong khi PostgreSQL thích hợp hơn cho các ứng dụng phức tạp với nhiều tính năng mở rộng và yêu cầu khắt khe về độ nhất quán dữ liệu. Việc lựa chọn giữa MySQL và PostgreSQL cần phải cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên yêu cầu cụ thể về tính năng, hiệu suất và khả năng mở rộng của dự án.

ITviec hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm và sự khác biệt giữa PostgreSQL vs MySQL.