Backend Developer là ngành nghề được đánh giá cao, được săn đón hàng loạt với mức thu nhập rất hấp dẫn. Nhưng để đạt được “đỉnh cao” đó, trước hết, bản thân mỗi Backend Developer phải học hỏi và nắm thật vững các kiến thức chuyên môn. Vậy học backend cần những gì? ITviec đã hệ thống lộ trình học Backend cần thiết cho một Backend Developer trong bài viết này.

Đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về lộ trình học Backend cần những gì:

  • Kiến thức nền tảng về Internet 
  • Kiến thức cơ bản về lập trình backend
  • Kỹ năng mềm cần có đối với Backend Developer

Lộ trình học Backend: Kiến thức nền tảng về Internet

Có kiến thức cơ bản về internet giúp Backend Developer có cái nhìn toàn diện về hệ thống, từ đó xây dựng các ứng dụng hiệu quả, bảo mật và đáp ứng được các nhu cầu của người dùng. Ở bước đầu tiên của lộ trình học Backend, Backend Developer cần nắm được các kiến thức gồm:

  • Internet: Các thành phần cơ bản của mạng như máy chủ, client, protocol,… và cách hoạt động của chúng.
  • HTTP: Nắm vững các phương thức (method), status code, header, cookie và cách hoạt động của giao thức HTTP.
  • Browsers: Cách trình duyệt xử lý HTML, CSS, JavaScript và render trang web.
  • DNS: Cách ánh xạ tên miền thành địa chỉ IP.
  • Domain name: Hiểu về cấu trúc và đăng ký tên miền.
  • Hosting: Nắm được các loại hosting như shared hosting, VPS (Virtual Private Server), dedicated hosting, và cloud hosting. Hiểu cách triển khai ứng dụng web lên các nền tảng này để đảm bảo hiệu suất và bảo mật.

Lộ trình học Backend: Kiến thức chuyên môn về lập trình backend

Ngôn ngữ lập trình backend Python, JavaScript,…

Để trở thành Backend Developer, bạn cần biết ít nhất một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Đây cũng là khía cạnh sẽ hình thành nền tảng cho công việc của bạn. 

Theo khảo sát thường niên của Stack Overflow, JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trong số các ngôn ngữ lập trình hiện nay. Ngoài ra, bạn còn có thể lựa chọn học một số ngôn ngữ khác tuỳ theo một số gợi ý trong bảng sau:

Ngôn ngữ lập trình Đặc điểm Các tính năng chính Các công ty sử dụng công nghệ
JavaScript Nhẹ, được sử dụng cho cả phát triển front và backend 1. Kiểu động.

2. Xử lý không đồng bộ.

3. Độc lập với nền tảng.

Meta, PayPal, LinkedIn, Slack
Java Phù hợp cho các ứng dụng web cấp doanh nghiệp 1. Hướng đối tượng.

2. Đơn giản & An toàn.

3. Đa luồng.

Adobe, Microsoft, HubSpot, Samsung
Python Lựa chọn hàng đầu cho backend, đặc biệt là cho người mới bắt đầu 1. Dễ học tập.

2. Thư viện mở rộng.

3. Tính di động.

Google, YouTube, Bitly, Netflix, Uber
PHP Được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động phía máy chủ 1. Tính linh hoạt cao.

2. Đơn giản.

3. Phân biệt chữ hoa chữ thường.

Tumblr, Etsy, WordPress, Wikipedia
C# Được thiết kế cho .NET Framework, sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. 1. Giải phóng bộ nhớ.

2. Hỗ trợ IDE.

3. Strong typing.

Stack Overflow, Microsoft, ServiceTitan, Trustpilot
Ruby Thích hợp cho các ứng dụng web và dịch vụ xử lý dữ liệu. 1. Duck & Dynamic Typing

2. Quy ước đặt tên.

3. Tính linh hoạt cao.

Airbnb, Twitch, Hulu, Slideshare, Goodreads
Golang Mới, được sử dụng cho các dịch vụ mạng và ứng dụng web 1. Hỗ trợ đồng thời.

2. Biên dịch nhanh.

3. Dễ học,

Google, Dailymotion, Dropbox, SoundCloud
TypeScript Strong typing, sử dụng cùng với JavaScript 1. Hỗ trợ JS.

2. Khả năng di động.

3. Statically Typed.

Medium, DoorDash, Canva, Kavak
Rust Đa nền tảng, general-purpose, hiệu quả cho hệ điều hành và web 1. Phân bổ bộ nhớ.

2. Bảo mật.

3. Thông báo lỗi.

Cloudflare, Mozilla, Amazon, Coursera
Kotlin Cấp cao, có thể tương tác với Java 1. Mã ngắn gọn.

2. Khả năng tương tác với Java.

3. Lazy Loading.

Evernote, Netflix, Pinterest, Trello

Khung phần mềm (frameworks) backend phổ biến

Với một framework backend, bạn có thể loại bỏ nhu cầu tạo ra một bộ thư viện và cấu trúc code khác nhau cho mỗi ngôn ngữ lập trình. Thay vào đó, chọn những gì phù hợp với khả năng và kinh nghiệm lập trình của mình từ các cấu trúc code và thành phần có sẵn trong framework.

Trong ngôn ngữ PHP, Laravel là một framework PHP mã nguồn mở, được thiết kế để giúp các lập trình viên xây dựng các ứng dụng web một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn. Với cú pháp rõ ràng, cấu trúc MVC (Model-View-Controller) và nhiều tính năng hữu ích, Laravel đã trở thành một trong những framework PHP phổ biến nhất hiện nay.

Bảng so sánh các Framework backend phổ biến hiện nay:

Frame-work Khả năng mở rộng Khả năng học tập Khả năng sử dụng Cộng đồng Hiệu suất Khả năng tương thích
Laravel Có thể phát triển cùng với ứng dụng vì nó được xây dựng để xử lý nhiều công việc một cách trơn tru.  – Dễ học, đặc biệt nếu bạn mới làm quen với các framework PHP. – Cách tổ chức rõ ràng, dễ hiểu.

– Đi kèm với các tính năng tích hợp cho các tác vụ phổ biến như đăng nhập người dùng và gửi email, giúp tăng tốc quá trình phát triển.

– Cộng đồng lớn.

– Có nhiều tài nguyên như blog, diễn đàn.

Hoạt động tốt vì nó có thể lưu trữ dữ liệu và xử lý các tác vụ ở chế độ nền. Nhưng có thể không nhanh bằng các framework đơn giản hơn cho các dự án thực sự phức tạp – Cần PHP 7.3 trở lên và hoạt động với hầu hết các dịch vụ lưu trữ web. 

– Phù hợp với các công cụ như Redis, Memcached, MySQL và PostgreSQL. Tương thích với các dịch vụ đám mây như AWS, Google Cloud và Azure. 

Django Cho phép mở rộng các phần của ứng dụng riêng biệt khi cần. Có rất nhiều hướng dẫn và trợ giúp có sẵn nên Django lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu trong phát triển web và lập trình. Cung cấp nhiều công cụ tích hợp cho các tác vụ phổ biến như xử lý cơ sở dữ liệu, tạo bảng điều khiển quản trị và quản lý bố cục trang web.  Có cộng đồng lớn như Stack Overflow, diễn đàn trực tuyến và các nhóm. Khá nhanh khi bắt đầu, nhưng có thể chậm lại khi giao tiếp với cơ sở dữ liệu.  Hoạt động chặt chẽ với Python và ưu tiên các cơ sở dữ liệu SQL như PostgreSQL. 
Spring Boot – Spring boot sử dụng Java, giúp bạn chia ứng dụng thành các phần nhỏ hơn có thể được cải thiện riêng biệt.  – Dễ học cho người mới bắt đầu. – Dễ dàng xử lý nhiều người dùng hoặc dữ liệu hơn mà không bị chậm lại.  – Là một phần của gia đình Spring, được nhiều nhà phát triển sử dụng và hỗ trợ. 

– Cộng đồng trực tuyến lớn thông qua các diễn đàn, bài viết và thậm chí là các lớp học.

– Giúp bạn bắt đầu một dự án mới dễ dàng. Cần Java 8 hoặc mới hơn và hoạt động với các máy chủ và cơ sở dữ liệu chính như MySQL và MongoDB
Ruby on Rails Hoạt động tốt với các công cụ như Redis và Memcached để giảm tải cho cơ sở dữ liệu. Thích hợp cho người mới bắt đầu – Tập trung vào việc làm mọi thứ đơn giản hơn bằng cách có các quy tắc cắt giảm lượng mã bạn cần viết.

– Dễ dàng thêm các tính năng mới

Mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ Tốc độ chạy của Ruby on Rails phụ thuộc vào mức độ phức tạp của ứng dụng.  Phù hợp với các cơ sở dữ liệu SQL như MySQL và PostgreSQL và các nền tảng đám mây như Heroku và AWS.
ASP.NET Core Có thể xử lý nhiều người dùng và dữ liệu vì nó được xây dựng để phát triển Dễ học và sử dụng hơn các phiên bản cũ.  – Có nhiều hướng dẫn và cách thiết lập rõ ràng giúp Backend Developer dễ dàng quản lý các phần của ứng dụng nhờ tính năng  dependency injection. Cộng đồng lớn Nhẹ và nhanh. Bạn có thể lưu dữ liệu để sử dụng sau cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới khả năng vận hành. – Hoạt động trên Windows, Linux và macOS. – Cod thể sử dụng các cơ sở dữ liệu khác nhau như SQL Server hoặc MongoDB.
Express.js – Có thể xử lý việc phát triển rất tốt vì nó được xây dựng trên Node.js, một công cụ tốt để quản lý nhiều công việc mà không bị chậm lại.  Dễ học cho người mới bắt đầu. Khá dễ sử dụng, đặc biệt là nếu bạn đã quen thuộc với Node.js.  Cộng đồng lớn Rất nhanh vì nó sử dụng Node.js, xử lý các tác vụ hiệu quả mà không bị chậm. – Hoạt động trên Node.js, do đó nó chạy trên hầu hết các hệ điều hành như Linux, Windows và macOS. – Nó cũng có thể sử dụng bất kỳ cơ sở dữ liệu nào mà Node.js hoạt động, như MongoDB hoặc PostgreSQL. 
NestJS Hỗ trợ chia ứng dụng thành các phần nhỏ hơn và sử dụng nhiều máy chủ để quản lý nhiều lưu lượng truy cập hơn. – Phức tạp đối với người mới bắt đầu. Dễ sử dụng. Đang trên đà phát triển. – Được thiết kế để xử lý nhiều công việc một cách hiệu quả. – Hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows và macOS. – Nó có thể sử dụng bất kỳ cơ sở dữ liệu nào mà Node.js hỗ trợ, chẳng hạn như MongoDB và phù hợp với các công cụ như Docker.
Koa.js Có khả năng xử lý nhiều người dùng hoặc hành động hơn mà không bị chậm lại vì nó được xây dựng trên Node.js. Dễ học – Nếu bạn thoải mái với JavaScript, bạn sẽ thấy Koa.js đơn giản.

– Sẽ cần thêm công cụ của riêng mình cho một số tác vụ.

Đang phát triển – Hoạt động tốt.

– Nó sử dụng Node.js và giữ mọi thứ ở mức tối thiểu để tránh làm chậm

Chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau vì nó dựa trên Node.js
Flask  Không có công cụ tích hợp để mở rộng quy mô, nhưng bạn có thể sử dụng các dịch vụ khác để hỗ trợ.  Đơn giản, rất phù hợp với người mới bắt đầu học webdev hoặc lập trình Chỉ cần một vài dòng Python để bắt đầu một ứng dụng Flask mới. Cộng đồng lớn. Đơn giản và nhẹ, giúp bạn dễ dàng xử lý nhiều người dùng hơn. Hoạt động tốt với Python và hỗ trợ tất cả các hệ điều hành chính như Linux, Windows và macOS. 
Phoenix Hoạt động tốt trong việc quản lý nhiều tác vụ mà không bị quá tải Việc làm quen với Phoenix có thể mất một thời gian nếu bạn mới sử dụng Elixir. – Không có nhiều người dùng để kết nối Đang trên đà phát triển. Có thể xử lý nhiều yêu cầu một cách nhanh chóng và tốt trong việc hiển thị các trang web mà không bị chậm trễ Hoạt động trên các hệ thống máy tính khác nhau vì nó chạy trên Erlang VM.

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (DSA)

Cấu trúc dữ liệu và thuật toán (Data Structures and Algorithms – DSA) là một phần quan trọng trong lập trình backend vì nó là nền tảng để thay đổi, tổ chức và truy cập dữ liệu, đồng thời tối ưu hoá code và cải thiện hiệu suất. Đó cũng là lý, trước khi muốn trở thành một Backend Developer giỏi, bạn cần phải nắm vững kiến thức về DSA.

Để có kiến thức tốt về cấu trúc dữ liệu, Backend Developer cần học các nội dung gồm Arrays, Linked Lists, Stacks, Queues, Graphs, Hash Tables, Binary Search Tree. Đối với thuật toán, bạn hãy lưu ý các kiến thức về Recursion, Bubble sort, Selection sort, Binary Search và Insertion Sort.

Thành thạo về máy chủ (server)

Hiểu biết về server là một yếu tố không thể thiếu đối với một Backend Developer. Là nền tảng cho việc vận hành các ứng dụng và trang web, server đóng vai trò trung tâm trong việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu từ phía client. 

  • Các loại server web: Apache, Nginx, IIS là những server web phổ biến, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
  • Hệ điều hành server: Linux (Ubuntu, CentOS) và Windows Server là hai hệ điều hành server phổ biến nhất.
  • Cấu hình server: Hiểu cách cấu hình các thông số của server để tối ưu hóa hiệu suất, bảo mật và độ ổn định.
  • Các dịch vụ trên server: Ngoài server web, Backend Developer còn cần hiểu về các dịch vụ khác như cơ sở dữ liệu (MySQL, PostgreSQL), máy chủ ứng dụng (application server),…

Có kiến thức về API

Kiến thức về API là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng các hệ thống phần mềm hiện đại, đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa các thành phần khác nhau và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất.

API là tập hợp các giao thức, phương thức kết nối website với các ứng dụng, phần mềm khác. Khi có một yêu cầu bất kỳ trên website, API sẽ khởi chạy và gửi dữ liệu đến server. Sau khi nhận và phân tích dữ liệu, server sẽ xử lý yêu cầu rồi gửi kết quả trở lại cho client. Đó là lý do tại sao, các Backend Developer cần hiểu rõ về cách viết mã API để đảm bảo hoạt động trơn tru của website hoặc ứng dụng.

Có kiến thức về hệ thống quản lý phiên bản (VCS)

Hệ thống quản lý phiên bản (version control system – VCS) là công cụ không thể thiếu đối với các Backend Developer. Nó giúp theo dõi sự thay đổi, lưu trữ dự án an toàn, quản lý nhánh và tính năng, đồng thời ghi chép lịch sử phát triển.

Trong số các VCS được dùng phổ biến hiện nay, Git là công cụ được ưa chuộng nhất. Git được thiết kế để đáp ứng nhu cầu quản lý các dự án backend phức tạp, bao gồm APIs, microservices và nhiều thành phần khác. Đồng thời, nó còn giúp tạo ra môi trường thử nghiệm riêng biệt cho từng API hay microservice mà không ảnh hưởng đến mã chính.

Có kiến thức về Front-end

Mặc dù không yêu cầu thành thạo, nhưng kiến thức cơ bản về frontend như HTML, CSS và JavaScript là rất quan trọng. Hiểu biết về các ngôn ngữ này giúp Backend Developer hiểu rõ hơn về toàn bộ quá trình phát triển một ứng dụng web, từ đó giao tiếp hiệu quả với máy tính, sử dụng các thuật toán phù hợp và tạo ra kết quả chính xác.

JavaScript, với vai trò cốt lõi trong lập trình frontend, là một kỹ năng cần thiết cho các Backend Developer. Ngoài ra, HTML và CSS cung cấp cấu trúc và giao diện cho website, giúp Backend Developer có cái nhìn tổng quan về cách các thành phần tương tác với nhau, từ đó tạo ra các ứng dụng web hoàn chỉnh và hiệu quả.

Kiến thức về cơ sở dữ liệu (database)

Việc lưu trữ dữ liệu là rất quan trọng khi thực hiện một dự án. Do đó, các Backend Developer cần có hiểu biết về cách vận hành của cơ sở dữ liệu để có thể thao tác được khi cần.

Ngoài ra, khả năng thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu, bao gồm các bảng, trường và mối quan hệ giữa chúng cũng là một yếu tố quan trọng. Backend Developer cần xây dựng được các mô hình dữ liệu hiệu quả, tối ưu cho hiệu suất và khả năng mở rộng, đồng thời thành thạo các loại cơ sở dữ liệu khác nhau như quan hệ và phi quan hệ.

Bạn có thể học về MySQL, SQL, PostgreSQL, MongoDB,… Đây đều là những  hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng chủ yếu để backend lưu trữ và truy xuất dữ liệu.

Bạn có thể tham khảo chuỗi bài viết về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu do ITviec tổng hợp:

Kiến thức bảo mật web

Các website không chỉ là cửa sổ giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng mà còn là kho tàng dữ liệu rất quan trọng. Với vai trò là Backend Developer, bạn cần có kiến thức bảo mật web nhằm ngăn chặn các tình huống xấu liên quan đến kho tàng này.

Có nhiều loại rủi ro dữ liệu và Backend Developer có thể đối mặt: Phần mềm độc hại, tấn công vào lỗ hổng bảo mật, tiêm mã độc SQL (SQL injection), tấn công XSS (Cross-site scripting),… Những cuộc tấn công này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất dữ liệu, làm tê liệt hệ thống, gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp và thậm chí là vi phạm pháp luật.

Bằng cách trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng bảo mật web chuyên sâu, bạn hoàn toàn có khả năng ngăn chặn các rủi ro kể trên, hoặc ít nhất là giảm thiệt hại về mức tối thiểu. Các kiến thức bảo mật web gồm:

  • Sử dụng HTTPS: Mã hóa dữ liệu truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt để ngăn chặn việc đánh cắp thông tin.
  • Quản lý mật khẩu và quyền truy cập: Đảm bảo mật khẩu mạnh, sử dụng cơ chế xác thực đa yếu tố và phân quyền truy cập chặt chẽ.
  • Bảo vệ cơ sở dữ liệu: Thực hiện các biện pháp như mã hóa dữ liệu, sao lưu thường xuyên và kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu.
  • Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công: Sử dụng các công cụ và giải pháp bảo mật để phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công một cách kịp thời.
  • Cập nhật phần mềm và vá lỗ hổng: Luôn cập nhật các phiên bản mới nhất của phần mềm và vá các lỗ hổng bảo mật được phát hiện.
  • Thực hành lập trình an toàn: Viết mã sạch, tránh các lỗi logic và tiềm ẩn lỗ hổng bảo mật.

Ngoài ra, Backend Developer cũng cần nắm vững các nguyên tắc bảo mật cơ bản như: xác thực, ủy quyền, mã hóa, quản lý lỗi, bảo vệ chống SQL injection, XSS,…

Kiến thức về kiểm thử (testing)

Kiến thức về kiểm thử là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi Backend Developer vì nó liên quan đến chất lượng hoạt động của website. Bằng việc trang bị kiến thức về kiểm thử, bạn có thể tránh được các lỗi trong vận hành web, đồng thời cải thiện hiệu suất. 

Có nhiều loại kiểm thử khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu:

  • Kiểm thử đơn vị (Unit Testing): Kiểm tra hiệu suất của từng đơn vị, trong đó đơn vị có thể là thành phần nhỏ nhất của một ứng dụng.
  • Kiểm thử chức năng (Functional Testing): Kiểm tra các chức năng của các thành phần nhỏ xem có lỗi hay cần tối ưu hóa không.
  • Kiểm thử khả năng sử dụng (Usability Testing): Xác nhận một cách tốt hơn để khách hàng có thể sử dụng một ứng dụng web cho một tác vụ cụ thể.
  • Kiểm thử hiệu suất (Performance Testing): Đánh giá hiệu suất của phần mềm dưới các tải trọng thực tế khác nhau.
  • Kiểm thử hồi quy (Regression Testing): Kiểm tra xem bất cứ khi nào có chức năng mới được thêm vào mã hiện có, hoạt động có bị ảnh hưởng hay không.

Lộ trình học Backend: Kỹ năng mềm

Kỹ năng giao tiếp

Một Backend Developer cần có khả năng giải thích rõ ràng mã code, quyết định thiết kế và giải quyết các yêu cầu thường gặp cho đồng đội, khách hàng và người dùng. Đồng thời, họ cũng cần hiểu được yêu cầu, phản hồi và kỳ vọng của người khác. Chính vì vậy, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Backend Developer giải quyết các vấn đề một cách tốt hơn.

Kỹ năng làm việc nhóm

Backend Developer thường làm việc cùng các thành viên của team và nhiều nhóm công việc khác như designer, tester, project manager nên kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Để nâng cao kỹ năng này, bạn có thể tham gia chia sẻ kiến thức, học hỏi từ đồng nghiệp, đưa ra những phản hồi khi tham gia họp nhóm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình phát triển trang web, Backend Developer sẽ thường xuyên đối mặt với các vấn đề như lỗi (bugs), hiệu năng, lỗ hổng bảo mật, thay đổi yêu cầu. Để có thể giải quyết tốt các vấn đề này, bạn cần có khả năng phân tích, xác định nguyên nhân gốc rễ, tìm kiếm và áp dụng giải pháp tối ưu.

Kỹ năng thích ứng

Ngành công nghệ nói chung và phát triển backend nói riêng là một lĩnh vực luôn biến đổi với sự xuất hiện không ngừng của công nghệ, công cụ và xu hướng mới. Do đó, khả năng học hỏi, cập nhật kiến thức và điều chỉnh phương pháp làm việc là vô cùng quan trọng.

Các câu hỏi thường gặp về lộ trình học Backend

Tôi nên bắt đầu học ngôn ngữ lập trình nào cho backend?

Tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu của bạn. Python và Node.js thường được xem là điểm khởi đầu tốt cho người mới bắt đầu vì cú pháp dễ hiểu và cộng đồng lớn.

Tôi nên học backend như thế nào?

  • Tự học: Xem video, đọc tài liệu, làm bài tập thực hành.
  • Học qua khóa học: Tham gia các khóa học online hoặc offline.
  • Tham gia cộng đồng: Tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội để hỏi đáp và học hỏi kinh nghiệm.

Tổng kết lộ trình học Backend

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững về lộ trình học Backend. Hãy cùng ITviec kiểm tra lần nữa nhé.

  • Kiến thức nền tảng về Internet
  • Kiến thức chuyên môn về lập trình backend: Ngôn ngữ lập trình, framework, DSA, Server, API, VCS, Frontend, Database.
  • Kỹ năng mềm: Giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thích ứng.

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức với lộ trình học Backend kể trên, đừng quên tăng thời gian “thực chiến” để cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm lập trình bạn nhé.