Nội dung chính
- Data Analyst là gì? Công việc của Data Analyst là gì?
- Business Analyst là gì? Công việc của Business Analyst là gì?
- Mối quan hệ giữa Data Analyst vs Business Analyst là gì?
- Sự tương đồng giữa Data Analyst vs Business Analyst
- Sự khác biệt Data Analyst vs Business Analyst
- Data Analyst vs Business Analyst: Bạn phù hợp với vị trí nào?
- Các câu hỏi thường gặp về Data Analyst vs Business Analyst
- Tổng kết Data Analyst vs Business Analyst
Trong thời đại dữ liệu bùng nổ, vai trò của Data Analyst và Business Analyst càng trở nên quan trọng trong các doanh nghiệp. Tuy có những điểm tương đồng, hai vị trí này cũng có nhiều điểm khác biệt về công việc, chuyên môn, lương thưởng,… Vậy làm sao để phân biệt 2 vị trí – Data Analyst vs Business Analyst, ITviec sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây!
Đọc bài viết này để hiểu rõ:
- Cách phân biệt Data Analyst vs Business Analyst
- Cách lựa chọn giữa 2 vị trí Data Analyst vs Business Analyst
Data Analyst là gì? Công việc của Data Analyst là gì?
Data Analyst (hay nhà phân tích dữ liệu) là chuyên gia thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin chi tiết cho doanh nghiệp. Họ vận dụng các kỹ năng thống kê, lập trình, xử lý dữ liệu, hoặc các công cụ để phân tích các biến số, xu hướng và đưa ra những kết luận có giá trị mà dữ liệu đó phản ánh.
Một Data Analyst thường sẽ đảm nhận các công việc sau:
- Thu thập và lọc dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật thống kê, học máy, trí tuệ nhân tạo, công cụ hỗ trợ,…
- Trực quan hóa dữ liệu bằng biểu đồ, bảng biểu, dashboard,…
- Báo cáo và thuyết trình kết quả phân tích cho các bên liên quan, giúp các bên đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu cụ thể.
- Hỗ trợ các phòng ban khác xây dựng mô hình dự đoán và đề xuất ý kiến cho họ.
Business Analyst là gì? Công việc của Business Analyst là gì?
Business Analyst (hay nhà phân tích kinh doanh) là chuyên gia nghiên cứu, phân tích và cải thiện quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ làm việc với các bên liên quan để hiểu rõ nhu cầu kinh doanh, xác định vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp hiệu quả.
Vai trò chính của một Business Analyst trong doanh nghiệp sẽ gồm có:
- Thu thập và phân tích yêu cầu kinh doanh từ các bên liên quan.
- Xác định vấn đề và cơ hội kinh doanh.
- Phát triển giải pháp và đề xuất quy trình cải tiến.
- Lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo yêu cầu sàn phẩm được hoàn thiện đúng và đủ.
Mối quan hệ giữa Data Analyst vs Business Analyst là gì?
Data Analyst vs Business Analyst thường sẽ hỗ trợ lẫn nhau, cùng hướng đến một mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, hợp lý.
Data Analyst cung cấp cho Business Analyst thông tin dữ liệu chi tiết, để họ hiểu hơn về thực trạng kinh doanh và đưa ra giải pháp phù hợp. Mặt khác, Business Analyst đem lại bối cảnh kinh doanh, tình hình thị trường,… để giúp Data Analyst xác định hướng phân tích phù hợp.
Data Analyst và Business Analyst đóng vai trò then chốt trong các công ty, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ dữ liệu thông tin. Dưới đây là một số phân tích của ITviec để giúp bạn phân biệt hai vị trí này.
Sự tương đồng giữa Data Analyst vs Business Analyst
Data Analyst và Business Analyst đều có mục tiêu chung là giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên các thông tin, dữ liệu được cung cấp. Họ sử dụng các kỹ năng thu thập, phân tích để xác định giá trị của dữ liệu và truyền đạt lại cho các bên liên quan.
Trong quá trình đó, cả hai vị trí này đều cần có các chuyên môn kỹ năng nền tảng như tư duy logic, giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ, kỹ năng làm việc nhóm,…
Sự khác biệt Data Analyst vs Business Analyst
Dưới đây là bảng so sánh điểm khác giữa Data Analyst và Business Analyst:
Data Analyst | Business Analyst | |
Trình độ học vấn |
Bằng cử nhân các ngành trong STEM như kỹ thuật, thống kê, kinh tế,… hoặc có bằng thạc sĩ MBA. DA có thể lựa chọn các chứng chỉ chứng nhận trình độ phân tích dữ liệu như Certified Data Analyst (CDA) hoặc Microsoft Certified. |
Bằng cử nhân Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán,… hoặc bằng thạc sĩ MBA. BA cũng có thể theo học thêm các chứng chỉ như Certified Business Analysis Professional (CBAP) hay Project Management Professional (PMP). |
Vai trò |
DA sẽ là người thu thập, sàng lọc và chuyển đổi dữ liệu thành các thông tin có ý nghĩa. DA tập trung vào việc phân tích và diễn giải số liệu để tìm ra insight và pattern. Đọc thêm tại bài viết: Data Analyst làm gì: Định nghĩa, Kỹ năng và Hướng phát triển |
BA làm việc với các bên liên quan hiểu rõ mục tiêu kinh doanh và chuyển những mục tiêu đó thành yêu cầu cụ thể, khả thi. BA sử dụng dữ liệu để giải quyết các vấn đề kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh doanh. Đọc thêm tại bài viết: Business Analyst (BA) là gì? Kinh nghiệm tại Mỹ của 1 Business Analyst |
Chuyên môn |
|
|
Kỹ năng |
|
|
Chế độ lương dựa trên Báo cáo Lương IT 2023 – 2024 (theo năm kinh nghiệm) |
|
|
Công cụ sử dụng |
Python, Excel, Tableau, Power BI, Apache Spark, SAS, Data visualization,… |
SQL, Excel, Microsoft Office, Trello, HubSpot, Xplenty, Salesforce,… |
Lộ trình phát triển sự nghiệp |
|
|
Data Analyst vs Business Analyst: Bạn phù hợp với vị trí nào?
Việc lựa chọn này hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, kỹ năng và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn thích làm việc với những con số, có kỹ năng thống kế, lập trình tốt thì Data Analyst là một lựa chọn hoàn hảo. Mặt khác, nếu bạn có tư duy phân tích kinh doanh tốt, nhanh nhạy khi quản lý dự án, quy trình kinh doanh,… bạn nên cân nhắc trở thành Business Analyst.
Tổng quan về sự khác nhau giữa hai vai trò Data Analyst vs Business Analyst.
Vị trí Data Analyst cũng phù hợp với những người chưa có kỹ năng giao tiếp tốt, thích làm việc độc lập hơn là làm trung tâm chuyển tiếp thông tin. Còn Business Analyst thường có kỹ năng giao tiếp và tổ chức tốt, từ đó sẽ phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một số công ty cũng có vị trí kết hợp cả hai lĩnh vực này, chẳng hạn như Data-driven Business Analyst (Nhà phân tích kinh doanh dựa trên dữ liệu). Vị trí này đòi hỏi bạn cần có cả kỹ năng phân tích dữ liệu và hiểu biết về vận hành kinh doanh.
Nếu bạn hứng thú với nghề nghiệp Data Analyst và Business Analyst, bạn nên tham khảo các bài viết sau:
Các câu hỏi thường gặp về Data Analyst vs Business Analyst
Data Analyst có thể trở thành Business Analyst không?
Câu trả lời là CÓ.
Việc chuyển từ Data Analyst sang Business Analyst là một hướng đi hợp lý cho những ai muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh.
Tuy nhiên để chuyển vị trí, Data Analyst cần trau dồi thêm một số kỹ năng, chuyên môn quan trọng về kinh doanh như kỹ năng phân tích doanh nghiệp, vận hành dự án,…
Nếu có bằng cử nhân kinh doanh, tôi có thể làm Data Analyst không?
Câu trả lời là CÓ.
Chương trình đại học ngành kinh doanh sẽ giúp bạn có một nền tảng vững chắc về tình hình, xu hướng thị trường và phân tích số liệu. Tuy vậy, để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp, bạn nên bổ sung thêm các kiến thức về cách thu thập, đánh giá số liệu, cách sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích số liệu,…
Tổng kết Data Analyst vs Business Analyst
Data Analyst và Business Analyst đều là những cơ hội nghề nghiệp đầy tiềm năng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay. Nắm vững được kiến thức và kỹ năng phù hợp, bạn sẽ có cơ hội góp sức vào sự phát triển của doanh nghiệp và khẳng định được bản thân trong lĩnh vực phân tích dữ liệu kinh doanh này.