Nội dung chính
Một CV gồm những gì là đủ điều kiện vượt qua vòng lọc và tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp ba mẫu cấu trúc CV chuẩn nhất dành cho ứng viên IT, bao gồm những thông tin quan trọng và cách sắp xếp phù hợp.
Bài viết này sẽ giúp bạn biết:
- CV gồm những gì là đủ theo gợi ý của nhà tuyển dụng
- Các cấu trúc CV theo từng tình huống ứng tuyển
CV gồm những gì theo gợi ý của nhà tuyển dụng
Theo khảo sát của ITviec với các nhà tuyển dụng IT, dưới đây là các phần thiết yếu trong một CV IT chuẩn:
- Thông tin cá nhân & thông tin liên lạc: Dù CV của bạn có hay đến đâu, nhưng nếu nhà tuyển dụng không tìm được cách liên lạc với bạn, họ thậm chí sẵn sàng chuyển sang một ứng viên tiềm năng khác.
- Giới thiệu: Ở phần này, bạn cần tính sẵn tổng số năm kinh nghiệm, chức danh, kĩ năng nổi bật, thành tích nổi bật và tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp sắp tới.
- Kinh nghiệm làm việc/ Dự án đã thực hiện: Mô tả chi tiết về công việc trước đây hoặc các dự án quan trọng mà bạn đã làm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn có thể trình bày các dự án theo thứ tự thời gian trong phần Kinh nghiệm làm việc, hoặc tách ra thành mục “Dự án” riêng để làm nổi bật các dự án quan trọng.
Để biết trường hợp nào nên trình bày dự án trong phần Kinh nghiệm làm việc, khi nào nên tách phần “Dự án” thành một mục riêng và ưu điểm của mỗi cách trình bày, hãy xem chi tiết ở video bên dưới:
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm. Bạn nên chia các kỹ năng theo từng nhóm dựa trên mức độ thành thạo.
- Học vấn: Thông tin về trường học, chuyên ngành, các khóa học mà bạn đã tham gia và có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
- Chứng nhận/ Chứng chỉ: Danh sách các chứng chỉ, khóa học hoặc bằng cấp liên quan đến lĩnh vực hoặc kỹ năng mà bạn có.
Như vậy, bạn đã hiểu đối với ứng viên IT thì CV gồm những gì là đúng và đủ.
Tuy nhiên, không phải CV nào cũng sắp xếp các phần theo thứ tự như trên. Việc lựa chọn cấu trúc CV phù hợp cũng là một bí quyết giúp CV của bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và tăng tỷ lệ thành công. Hãy đọc tiếp phần dưới đây để biết cấu trúc CV chuẩn theo từng tình huống ứng tuyển là gì nhé.
Các cấu trúc CV IT chuẩn theo từng tình huống ứng tuyển
Việc lựa chọn cấu trúc CV chủ yếu xoay quanh việc sắp xếp 3 mục quan trọng: Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng, Học vấn. Tùy theo lợi thế cạnh tranh của bạn nằm ở mục nào, bạn hãy đưa mục đó lên trên.
Cấu trúc CV tốt nhất cho chuyên gia IT ở level middle/ senior
Khi lên đến level middle/ senior, bạn đã có những một lộ trình phát triển kỹ năng và kinh nghiệm đáng kể. Do đó, bạn nên đưa phần kinh nghiệm làm việc lên trên để nhấn mạnh vào chuyên môn, thành tích và sự thăng tiến của mình.
Hãy sử dụng cấu trúc CV sau:
- Thông tin cá nhân & thông tin liên lạc
- Giới thiệu
- Kinh nghiệm làm việc/ Dự án đã thực hiện
- Kỹ năng
- Học vấn
- Chứng nhận
Cấu trúc CV tốt nhất cho ứng viên chuyển trái ngành (hoặc có ít năm kinh nghiệm)
Nếu bạn là người chuyển trái ngành, thông thường bạn sẽ không có nhiều kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí mục tiêu.
Do đó, khác với cấu trúc trên, bạn không nên đưa phần Kinh nghiệm làm việc lên trước mà thay vào đó là phần Kỹ năng.
CV của bạn nên làm nổi bật các kỹ năng ở vị trí cũ có liên quan đến vị trí mới, hoặc có thể nâng cấp sang các kỹ năng cần thiết ở vị trí mới.
Hãy sử dụng cấu trúc sau:
- Thông tin cá nhân & thông tin liên lạc
- Giới thiệu
- Kỹ năng
- Học vấn
- Chứng nhận
- Kinh nghiệm làm việc/ Dự án đã thực hiện
- Các phần khác như: Dự án, sở thích
Ví dụ:
Bạn có 4 năm kinh nghiệm làm Data Analyst, nhưng hiện tại lại đang ứng tuyển cho vị trí Business Analyst.
Nếu viết phần Kinh nghiệm làm việc trước, nhà tuyển dụng sẽ khó thấy sự liên quan giữa CV của bạn và mô tả công việc mà họ đưa ra (do chức danh của bạn chỉ toàn liên quan đến Data Analyst)
Thay vào đó, bạn hãy đưa phần Kỹ năng lên đầu, liệt kê các kỹ năng bạn có phù hợp với một người làm Business Analyst. Khi đó, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng xác định được bạn là một ứng viên tiềm năng.
Đây cũng là bố cục phù hợp cho những ứng viên có ít năm kinh nghiệm.
Cấu trúc CV tốt nhất cho fresher
Nếu bạn mới ra trường, bạn có thể viết CV mà không có nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng liên quan. Lúc này Học vấn chính là “tài sản” lớn nhất của bạn. Do đó, hãy đưa phần học vấn lên trên phần Kinh nghiệm làm việc hay Kỹ năng.
Hãy làm theo cấu trúc sau:
- Thông tin cá nhân & thông tin liên lạc
- Giới thiệu
- Học vấn
- Chứng chỉ (nếu có)
- Dự án đã thực hiện / Kinh nghiệm làm việc (Nếu có)
- Kỹ năng
- Các phần khác
Tóm lại, một sai lầm khi viết CV đó là không tìm hiểu CV gồm những gì, do đó thiếu đi những phần quan trọng có thể khiến CV bị loại ngay tức khắc. Với 3 cấu trúc CV được gợi ý trong bài này, chuyên gia IT có thể tự tin viết CV một cách vừa đầy đủ, vừa làm nổi bật những lợi thế của mỗi người. Không có mẫu trình bày CV nào là đúng tuyệt đối. Hãy chọn CV phù hợp với bối cảnh tìm việc của bạn nhé.
Bạn thấy bài viết hay và hữu ích? Đừng ngại Share với bạn bè và đồng nghiệp nhé.
Và nhanh tay tham khảo việc làm IT “chất” trên ITviec!