Vạn sự khởi đầu nan
Nội dung chính
Đừng xem nghỉ việc, thôi việc (lay-off) như một sự kết thúc. Hãy xem đó như một sự khởi đầu mới.
“Vạn sự” là một vạn điều.
Bối cảnh câu chuyện
Trận đại cuồng phong bỗng chốc kéo đến
Mình bị hội chứng sợ giao tiếp với người Ấn (Fear of Indians Syndrome)
Xin đính chính trước là hoàn toàn không có ý racist nào. Mình luôn cảm thấy thiếu tự tin mỗi khi nói chuyện với người Ấn. Đứng chung với mấy bạn Ấn làm mình thật bé nhỏ.
Một phần cũng do các anh ấy nói tiếng Anh quá nhanh mà ai chưa có dịp giao tiếp qua một lần khi mới nói chuyện lần đầu chắc chắn sẽ hết hồn.
Mình từng làm thực tập chung với một bạn nữ người Ấn. Mình lỡ hỏi bạn ấy biết code từ khi nào. Bạn nói năm 3 tuổi, ba bạn đã dạy code cho bạn. Đứa trẻ tiểu học nào cũng biết code hết.
Làm mình nhớ lại lần đầu tiếp xúc với bộ môn tin học là năm cấp 3 với Pascal, Visual Basic. Bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên lĩnh ngay con 0 tròn như quả trứng gà. Có nằm mơ thế nào cũng không nghĩ rằng sau này ra đời lại theo nghiệp IT.
Quay lại câu chuyện chính thì các bạn Ấn giỏi thật, top 3 trong hầu hết bộ môn khoa học kỹ thuật máy tính trong khoa khó lúc nào mà thoát khỏi tay mấy bạn Ấn. Ấy thế là mình sốc văn hóa các bạn ạ.
Nên khi được một anh Ấn phỏng vấn trực tuyến thì tự nhiên mình bị lúng túng như gà mắc thóc. Tiếng anh, tiếng em gì nói lẫn lộn lên hết. Bao nhiêu kịch bản trong đầu cũng tan biến như bọt xà phòng. Hệt như bị chiếu bí.
Có một lần khác mình có hẹn phỏng vấn zoom với 1 cty làm product. Người hẹn phỏng vấn lúc đầu là một bác product manager.
Nhưng tới giờ phỏng vấn, bác ấy bận họp, bác ấy kêu một anh kỹ sư vào phỏng vấn thay. Anh này hỏi mình đủ thứ kiến thức không liên quan đến vị trí mà mình nộp đơn mà hỏi chuyên môn về code, tester, BA, SA, DevOps.
Câu hỏi duy nhất có liên quan đến vị trì mình ứng tuyển thì là “Bạn có làm Scrum chưa? Bạn biết như thế nào về Scrum?”. Khỏi nói nữa cũng biết kết quả rồi!
Lần khác mình nộp cho một cty mà cạnh tranh rất gắt gao, gồm rất nhiều vòng phỏng vấn.
Bạn headhunt bảo có nhiều ứng viên khác cũng ứng tuyển cùng 1 vị trí này. Công ty nổi tiếng trong top trả lương cao nên mình rất phấn khích lắm sau khi vượt qua vòng đầu tiên bằng điện thoại với nhân sự.
Trước 1 ngày, bạn headhunt nhắn lại báo sếp bận đi công tác đột xuất rồi, hẹn mình tuần sau. Thôi vậy, mình ráng chờ thêm 1 tuần nữa.
Ngày này sau 1 tuần mình hỏi lại, bạn headhunt lại bảo tuần này sếp của bạn bận kín lịch họp rồi, không thu xếp được nên hẹn anh qua một tuần sau nữa. Thôi vậy, ráng chờ tiếp tập 2.
Đúng là “quá tam ba bận“, tới đúng 3 lần bận thì được thông báo là cty đã tuyển được vị trí này rồi nên hẹn mình trong tương lai.
Chưa được thử sức hết mình thì phải đón nhận thất bại. Đành mở bài nhạc “Kỷ niệm bỏ quên” của anh Ưng Hoàng Phúc lên gặm nhắm với nỗi buồn.
Cuối cùng, ông trời cũng thương nên cũng tìm được 1 công việc mới.
Bị thất nghiệp cũng đâu phải điều gì đó đáng xấu hổ. Biết đâu đó là cơ hội để thăng cấp bản thân, đón nhận lấy những thử thách mới.
Cảm giác đánh trượt phỏng vấn nó hụt hẫng đấy nhưng chắc là vì kỹ năng của bạn chưa đáp ứng được các tiêu chí của nhà tuyển dụng hay chỉ đơn thuần là không phù hợp với văn hóa công ty.
Những người đã phỏng vấn sẽ không nhớ bạn là ai vì một năm người ta phỏng vấn cả ngàn ứng viên. Vì thế đừng để cục tức trong lòng quá lâu, bạn hãy học cách rút kinh nghiệm.
Ghi lại những lần phỏng vấn: Cái nào tốt, cái nào chưa, có những câu nào. Bạn lên kế hoạch trả lời cho những câu hỏi đó tốt hơn vào lần sau.
Có thể tự phỏng vấn trong đầu: Ghi ra các câu hỏi nào khó nhằn vào flashcard rồi rút thăm ngẫu nhiên để tự trả lời.
Xem thêm về STAR khi phỏng vấn để học cách kể chuyện hay hơn, thú vị hơn. Những lúc ngồi không, bạn có thể tự nảy ra những câu hỏi khó trong đầu rồi tự trả lời để tăng khả năng thử thách, xoay sở trước tình huống bất ngờ của bản thân.
Lời kết
Cuộc thi "Là IT Thì Mình Cứ Viết Đi"
Bài viết “Vạn sự khởi đầu nan” đã thắng giải “Bài viết xuất sắc nhất” trong cuộc thi viết “Là IT Thì Mình Cứ Viết Đi” do ITviec tổ chức, từ ngày 26/04/2023 đến 26/06/2023, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập.