Product Manager và Project Manager là hai vị trí khác nhau nhưng lại rất dễ gây nhầm lẫn, kể cả ở những công ty IT lớn. Thậm chí, ở nhiều công ty, hai vị trí này còn được xem là một dù rằng mô tả công việc và trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau. Liệu bạn có đang phải ở vị trí này nhưng làm việc của vị trí kia? Đọc ngay bài viết này để biết:

  • Sự khác biệt cốt lõi giữa Product Manager và Project Manager là gì.
  • Nhiệm vụ chính, kỹ năng và tố chất cần thiết cho mỗi vị trí.
  • Ranh giới và cách phối hợp hai vị trí này trong một team.

Xem việc làm Product Manager và việc làm Project Manager Product Manager và Project Manager đều được viết tắt là PM. Tại nhiều công ty, hai vai trò này có trách nhiệm công việc chồng chéo lên nhau. Thậm chí, một người đôi khi đảm nhiệm cả hai vai trò cùng lúc. Vậy, làm thế nào để phân biệt Product Manager và Project Manager? Có lẽ, ta nên bắt đầu bằng việc phân biệt hai khái niệm Product và Project trước.

Product là gì? Project là gì?

Product (sản phẩm)cái mà bạn cung cấp cho một nhóm người dùng để giúp họ nhận được những giá trị cụ thể. Đó có thể là một sản phẩm vật chất, hoặc một sản phẩm phần mềm. Project (dự án) là một kế hoạch bao gồm nhiều hoạt động, có thời gian bắt đầu/kết thúc và yêu cầu về kết quả đầu ra cụ thể, rõ ràng. Dự án được coi là hoàn tất khi những yêu cầu này được hoàn thành.

Ví dụ, sản phẩm của bạn là một ứng dụng điện thoại mới. Việc phát triển sản phẩm từ bước đầu cho đến khi tung ra thị trường sẽ bao gồm rất nhiều giai đoạn, nhiều phần công việc – tương ứng với các dự án. Những dự án này có thời gian bắt đầu/kết thúc cụ thể. Trái lại, sau khi tung ra thị trường, sản phẩm vẫn sẽ cần được vận hành và cải tiến liên tục, miễn là nó còn đang được sử dụng.

product-manager-va-project-manager-su-khac-biet

Sự khác biệt giữa product management (quản lý sản phẩm) với project management (quản lý dự án)

Khác biệt mấu chốt giữa Product Manager và Project Manager là gì?

Product Manager là gì? Project Manager là gì?

Product Manager được coi là mini-CEO, chịu trách nhiệm về sự thành công xuyên suốt vòng đời của sản phẩm. Dựa trên nhu cầu của khách hàng cũng như thực tế nghiên cứu thị trường, họ quyết định hướng đi của sản phẩm, cũng như những tính năng nào nên/không nên làm. Product Manager đồng thời đóng vai trò dẫn dắt đội ngũ thiết kế, kĩ thuật .v.v…, nhằm đảm bảo sản phẩm được phát triển với chất lượng tốt nhất, làm hài lòng người sử dụng sản phẩm và đạt mục tiêu kinh doanh.

product-manager-va-project-manager-vai-tro

Product Manager quyết định NÊN và KHÔNG NÊN làm những tính năng gì, họ chính là mini-CEO của sản phẩm

Việc làm Product Manager TPHCM

Việc làm Product Manager Hà Nội

Về mô tả công việc, Project Manager chịu trách nhiệm giám sát nội bộ, nhằm đảm bảo việc thực thi dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn tất được suôn sẻ, đúng tiến độ, đúng yêu cầu đề ra ban đầu. Vai trò của Project Manager là phân chia một dự án lớn thành những công việc cụ thể có thể thực hiện và kiểm soát.

Project Manager giám sát việc thực thi, họ có thể coi như COO của dự án

Việc làm Project Manager TPHCM

Việc làm Project Manager Hà Nội

Để cho dễ hình dung, chúng ta có thể tưởng tượng là cả công ty đang trên một chuyến road trip. Như vậy, Product Manager sẽ là người đề xuất đích đến. Đồng thời thuyết phục những người khác tin rằng đó là quyết định đúng. Còn Project Manager sẽ chịu trách nhiệm xem bản đồ, kiểm tra xăng dầu máy móc, tìm lối rẽ khác nếu chẳng may con đường chính bị phong tỏa, và gọi điện báo trước cho khách sạn nếu nhận thấy cả hội có thể sẽ đến trễ.

So sánh giữa Product Manager và Project Manager

 

product-manager-va-project-manager-pham-vi-cong-viec

Những khác biệt căn bản về phạm vi công việc của Product Manager  và Project Manager

  Product Manager Project Manager
Trách nhiệm Product Manager chịu trách nhiệm về Cái gìTại sao, bao gồm:

  • Chiến lược (Strategy)
  • Phát hành (Releases)
  • Ý tưởng (Ideation)
  • Đào tạo (Training)
  • Lợi nhuận (Profit)

Cụ thể, Product Manager sẽ phải giải quyết những câu hỏi như: Sản phẩm này là cái gì, dùng để giải quyết vấn đề gì? Sản phẩm cần/không cần những tính năng nào? Tại sao?

Project Manager chịu trách nhiệm về Như thế nàoKhi nào, bao gồm:

  • Ngân sách (Budget)
  • Thực hiện (Delivery)
  • Nguồn lực (Resources)
  • Giải quyết vấn đề (Problems resolution)

Một số câu hỏi mà Project Manager thường phải đối mặt: Để thực hiện những yêu cầu này thì cần những nguồn lực nào? Khi nào thì dự án hoàn thành? Những rủi ro cần lưu ý?

Phạm vi công việc Product Manager và Project Manager đều phải làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo, các cấp quản lý, cũng như đội ngũ phát triển. Tuy nhiên, lăng kính tiếp cận vấn đề của hai vị trí này tương đối khác biệt. Nhờ vậy, phạm vi công việc giữa họ được phân định, giúp hai PM trong cùng một team có thể phối hợp ăn ý mà không “giẫm chân” nhau.
Product Manager “hướng ngoại” hơn. Họ làm việc hàng ngày với tất cả các team liên quan đến tương lai của sản phẩm, như: kĩ thuật, sales, marketing, chăm sóc khách hàng.v.v… Trọng tâm công việc của Product Manager là phát triển/cải tiến/vận hành sản phẩm. Mục đích công việc của họ là làm hài lòng người sử dụng sản phẩm, để từ đó đạt mục tiêu kinh doanh. Project Manager, ngược lại, “hướng nội” nhiều hơn. Họ cũng làm việc hàng ngày với cross-functional teams, nhưng đặc biệt khăng khít với đội ngũ phát triển (design, developer, QA QC.v.v…) Trọng tâm công việc của Project Manager là biến các yêu cầu/kế hoạch thành hiện thực với thời gian và ngân sách/nguồn lực cụ thể. Mục đích công việc của họ là làm hài lòng người đề ra yêu cầu/kế hoạch ban đầu.
Kỹ năng và tố chất cần thiết Cả hai vị trí này đều đòi hỏi kiến thức nền tảng về phát triển phần mềm, cũng như rất nhiều kỹ năng mềm, ví dụ như:

  • Khả năng lãnh đạo, xây dựng team, ra quyết định.
  • Kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng.
  • Khả năng thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, nhạy cảm về văn hóa và chính trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do đặc thù công việc, mỗi vị trí lại có những đòi hỏi riêng về tố chất/kĩ năng.

Để trở thành một Product Manager, bạn cần đặc biệt am hiểu về người dùng và thị trường, đồng thời có kiến thức vững chắc về UI/UX. Trên thực tế, hầu như các Product Manager đều chuyển hướng sự nghiệp từ một lĩnh vực chuyên môn cụ thể (marketing, kĩ thuật .v.v…) sang. Cho nên, một team làm sản phẩm mạnh thường quy tụ những người có background khác nhau, để bổ sung cho nhau. Để trở thành một Project Manager, thì khả năng xử lý tình huống cũng như quản lý rủi ro, quản lý tài nguyên (chi phí, thời gian, nhân sự.v.v…) sẽ được đặt lên hàng đầu.
 
 
 
product-manager-va-project-manager-ki-nang-mem

Những kĩ năng mềm cần thiết cho cả Product Manager và Project Manager

Việc làm Senior Project Manager TPHCM

Việc làm Senior Project Manager Hà Nội

Sự hợp tác giữa Product Manager và Project Manager

Như đã nói ở trên, trong nhiều công ty, Product Manager và Project Manager có trách nhiệm công việc chồng chéo lên nhau. Đặc biệt, tại các công ty nhỏ/start-up, Product Manager thường cũng chính là Project Manager. Ở Việt Nam, vị trí Product Manager thường là vị trí đặc thù ở các công ty product. Trong khi Project Manager lại là vị trí phổ biến trong các công ty outsourcing.

Xem thêm: 3 điểm khác biệt giữa công ty product và công ty outsourcing

Chỉ trong các tổ chức nắm giữ sản phẩm có quy mô lớn và cấu trúc phức tạp, yêu cầu chuyên môn hóa cao, thì sự phân biệt giữa Product Manager và Project Manager mới thật sự rạch ròi. Khi đó, do Product Manager chịu trách nhiệm về sản phẩm xuyên suốt vòng đời của nó. Họ sẽ tham gia vào mọi dự án có liên quan/ảnh hưởng đến sản phẩm. Nói cách khác, Product Manager sẽ đóng vai trò “khách hàng nội bộ” của Project Manager.

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu cho Product Manager

Công việc của Product Manager từ góc nhìn/kinh nghiệm của người trong cuộc:

2. Tài liệu cho Project Manager

Công việc của Project Manager từ góc nhìn/kinh nghiệm của người trong cuộc:

Ghi chú: Nội dung bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn: Quora, Aha! Blog. ITviec mong rằng với bài viết chi tiết trên, bạn đã có thể phân biệt được giữa Product Manager và Project Manager để có thể mang lại hiệu suất tốt nhất ở vị trí của mình nhé!

Robby2

Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp, đừng quên nhấn nút Share bên dưới nhé!

Và đừng quên tham khảo việc làm Product Manager và Project Manager tại ITviec!