Read English version here.
“Một manager tốt biết rằng giải quyết vấn đề con người hoàn toàn khác giải quyết vấn đề viết code. Bạn phải bớt cứng nhắc và linh động hơn.” – Thành Phan, Head of R&D Atlassian tại Việt Nam.
Thành Phan là một coder kiêm doanh nhân kiêm nhà quản lý nhiều kinh nghiệm. Tôi đã có dịp trò chuyện với Thành gần đây về vấn đề quản lý và về những điều mà các developer trẻ cần biết để trở thành manager.
Công việc đầu tiên của anh là gì và anh đã học được gì từ nó?
Công việc đầu tiên của tôi là Executive Technical Assistant cho CEO của T-Mobile International tại Đức. Tôi tư vấn cho CEO về vấn đề công nghệ, tech setups và ngân sách.
Hai năm sau, tôi được đề bạt làm Vice-President của Tech Office của CEO, chịu trách nhiệm về một team 18 người. Tôi học được rằng con người không phải là code. Làm một manager đòi hỏi nhiều kỹ năng hoàn toàn khác so với khi còn là code.
Một manager sẽ khác coder như thế nào?
Tôi rút ra 3 điều khác nhau lớn nhất từ kinh nghiệm của mình:
- Kết quả cuối cùng không phải là thành quả của riêng bạn, mà là của cả team. Là một coder, bạn bị đánh giá dựa vào code bạn viết. Là một manager, bạn bị đánh giá dựa vào code mà cả team viết ra. Nó có sự khác nhau rất lớn.
- Quản lý con người không theo quy luật như quản lý code. Code dễ đoán và tuân theo nhiều luật lệ nghiêm ngặt. Con người không như vậy. Kỹ năng quan sát và hiểu con người còn quan trọng hơn cả kỹ năng code. Động lực của họ là gì? Họ giỏi về cái gì? Họ giao tiếp với nhau như thế nào?
- Quản lý con người đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn chiến lược vào tương lai xa hơn. Con người không phải là máy móc, vì vậy rất khó đoán. Bạn cần phải cơ cấu team để nếu một thành viên đột ngột xin nghỉ hoặc team nhận được một project lớn thì nguồn lực vẫn có thể đáp ứng nhanh chóng
Điều gì làm anh ngạc nhiên nhất về quản lý con người?
Tôi đã bất ngờ khi biết rằng hai con người cùng vẻ bề ngoài có thể muốn những thứ hoàn toàn khác nhau. Và công việc của bạn dưới cương vị manager là quan sát nhân viên thật kỹ. Theo cách đó bạn có thể cơ cấu công việc của member và thúc đẩy họ theo cách tốt nhất để phát triển team.
Ví dụ như bạn có hai người cùng tuổi, kỹ năng, background trong team. Người thứ nhất thích code cả ngày. Người thứ hai thích code nhưng cũng quan tâm thăm hỏi, động viên, giao tiếp tốt với những đồng nghiệp khác.
Một manager tốt sẽ nhận ra những khác biệt đó. Anh ra sẽ phát triển người thứ nhất theo định hướng project management và người thứ hai là Project Manager.
Có điều gì anh ước rằng mình biết trước khi trở thành manager?
Tôi ước mình nhận ra sớm hơn việc cần sớm nhận biết và loại bỏ những thành viên không phù hợp với team hoặc văn hóa công ty. Vào những ngày đầu trong sự nghiệp quản lý của mình, tôi không làm như vậy bởi vì tôi sợ rằng mình mắc sai lầm. Tôi để những người không phù hợp với team ở lại quá lâu.
Ai đã cho anh những lời khuyên tốt nhất về vấn đề quản lý?
Sếp cũ của tôi, CEO của T-Mobile International. Ông dạy tôi rằng “Đừng bao giờ ngừng giao tiếp.”
Ông dạy tôi rằng nếu sếp không biết những gì bạn đã làm, bạn sẽ không được công nhận và trân trọng đúng với cống hiến của mình. Bạn cần chắc chắn rằng những nhà quản lý biết các thành tích của bạn. Tôi không có ý là bạn tự quảng cáo cho bản thân mình. Ý tôi là bạn phải xây dựng mối quan hệ trong công ty và nói về những điều mà mình đã làm.
Anh tìm kiếm điều gì ở một manager tương lai?
Tôi tìm kiếm người năng động, giao tiếp tốt, tự giác và thích xây dựng các mối quan hệ.
Tôi hỏi mình những câu như: Anh ta có thích dành thời gian xây dựng các mối quan hệ không? Anh ta phản ứng với vấn đề như thế nào? Anh ta có mong đợi tôi giải quyết vấn đề giúp hay là chủ động đề xuất giải pháp? Anh ta có giao tiếp và trình bày rõ ràng, hoặc anh ta có hay nói lan man không?
Ngoài khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, tôi còn tìm kiếm ứng viên có mối quan hệ làm việc tốt với đồng nghiệp và khách hàng.
Một developer trẻ phải chuẩn bị gì để trở thành manager?
Tôi có hai lời khuyên.
Một là hãy chú ý đến những manager mà bạn và người khác đều ngưỡng mộ trong công ty. Họ giao tiếp và trình bày như thế nào? Họ xây dựng mối quan hệ như thế nào? Họ nói chuyện với team mình như thế nào? Bạn sẽ phải ngạc nhiên về những điều mà mình học được chỉ bởi quan sát kỹ những manager đó.
Hai là đọc thật nhiều! Đọc mọi thứ – hư cấu hoặc phi hư cấu. Đọc sách nhiều sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp của bạn. Giao tiếp tốt là chìa khóa dẫn đến kỹ năng lãng đạo tốt.
Có quyển sách nào về quản lý mà anh muốn giới thiệu cho độc giả ITviec?
Chắc chắn. “Lean Product & Process Development” của Allen Ward. Nó chứa đựng nhiều lời khuyên về cách cơ cấu team và tổ chức để đạt được hiệu quả.
Có phải mọi người đều nên cố gắng để trở thành manager?
Không. Tôi nhận ra rằng nhiều người muốn chức danh manager nhưng họ không muốn những trách nhiệm đi kèm với nó.
Bạn nên trở thành manager khi mà bạn yêu phần con người của công việc. Nếu bạn không thích giải quyết vấn đề con người, nếu bạn không thích giao tiếp thì bạn sẽ rất thảm thương trong vai trò quản lý.
Nếu bạn thích con người, thì hãy thử vai trò quản lý! Nó có thể làm bạn thất vọng lúc ban đầu nhưng cũng rất thỏa mãn về sau.
Cảm ơn Thành!
Cảm ơn Chris và ITviec.
Tiểu sử:
Sinh ra tại Việt Nam, lớn lên ở Đức, Thành Phan tốt nghiệp Thạc Sĩ ngành công nghệ máy tính và kinh doanh tại trường Colegne của Đức. Sau khi trở lại Việt Nam vào năm 2006, anh đã làm việc tại nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực IT trước khi gia nhập Atlassian với vai trò Head of R&D Vietnam.
Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp thì đừng ngại nhấn nút Share bên dưới nhé!
Xem thêm việc làm Manager và việc làm Developer tại ITviec.