AWS (Amazon Web Services) là nền tảng Cloud Computing đang được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn cầu. Cùng ITviec khám phá tất tần tật về nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới này và những ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhé của AWS là gì!
Đọc bài viết để hiểu rõ:
- Định nghĩa AWS là gì
- So sánh AWS, Azure và GCP
- Cách hoạt động của AWS và các tính năng chính của AWS
- Những kỹ năng AWS quan trọng cần nắm vững theo từng cấp độ chuyên môn
- Top 10 lĩnh vực thường sử dụng AWS
AWS là gì?
AWS (Amazon Web Services) là một nền tảng điện toán đám mây toàn diện được cung cấp bởi Amazon. Nền tảng này là sự kết hợp của các dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) và dịch vụ phần mềm được đóng gói (SaaS).
Được ra mắt vào năm 2006, AWS là một trong những nền tảng cloud đầu tiên cung cấp mô hình điện toán đám mây trả tiền theo nhu cầu sử dụng, có thể mở rộng, gồm các công cụ cho phép người dùng tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, dịch vụ phân phối nội dung và xử lý thông lượng (throughput) khi cần thiết.
AWS hoạt động độc lập dựa trên mạng lưới trung tâm dữ liệu được đặt tại các khu vực khác nhau trên toàn thế giới. Thêm vào đó, kiến trúc đảm bảo tính sẵn có cao và khả năng chống lỗi giúp AWS trở thành một nền tảng Cloud Computing mạnh mẽ, linh hoạt.
AWS được ứng dụng phổ biến trong quản trị doanh nghiệp, và cũng thường được các cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức tư nhân trên toàn cầu tin dùng.
Sự khác nhau giữa Azure, GCP và AWS là gì?
Microsoft Azure và Google Cloud Platform (GCP) là hai nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tương tự AWS. Giữa những nhà cung cấp này có một số điểm so sánh như sau:
Yếu tố | AWS | Azure | GCP |
Dịch vụ sản phẩm chính |
|
|
|
Trung tâm dữ liệu | Mạng lưới trung tâm dữ liệu dày đặc nhất, trải dài trên nhiều khu vực địa lý trên toàn cầu. | Phủ sóng rộng rãi theo từng vùng, được tích hợp với hệ thống mạng trục của Microsoft để cung cấp kết nối tốc độ cao, độ trễ thấp. | Ít trung tâm dữ liệu hơn AWS và Azure để tập trung vào mạng toàn cầu hiệu suất cao, được tối ưu hóa cho các kết nối có độ trễ thấp. |
Ưu điểm |
|
|
|
Giá cả |
|
|
|
Các tính năng và dịch vụ chính của AWS là gì?
Phần dưới đây sẽ liệt kê các tính năng chính của AWS kèm theo dịch vụ AWS tương ứng, bao gồm:
Tính sẵn có
AWS cung cấp dịch vụ từ hàng loạt trung tâm dữ liệu được phân bố trên 105 khu vực có sẵn (availability zones – AZ) trên toàn thế giới. Người dùng có thể lựa chọn một hoặc nhiều AZ, đem lại hiệu quả về chi phí cùng khả năng mở rộng linh hoạt.
Khả năng lưu trữ
- Amazon Simple Storage Service (S3) cung cấp khả năng lưu trữ đối tượng, cho phép mở rộng, sao lưu, thu thập và phân tích dữ liệu.
- Amazon Elastic Block Store cung cấp các khối lưu trữ phân cấp dành cho việc lưu trữ dữ liệu liên tục khi sử dụng các trường hợp EC2.
- Amazon Elastic File System cung cấp dịch vụ lưu trữ tệp dựa trên nền tảng đám mây.
Quản lý cơ sở dữ liệu
- Dịch vụ Amazon Relational Database cung cấp các lựa chọn quản trị cho MariaDB, MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server cùng cơ sở dữ liệu từ Amazon là Amazon Aurora.
- AWS cũng cung cấp tính năng quản trị các cơ sở dữ liệu NoSQL thông qua Amazon DynamoDB.
- Ngoài ra, Redshift là một dịch vụ kho chứa dữ liệu nổi tiếng của Amazon dùng để hỗ trợ doanh nghiệp trong các công việc phân tích kinh doanh.
Di chuyển dữ liệu và tính năng đám mây lai (Hybrid Cloud)
- AWS bao gồm các công cụ và dịch vụ khác nhau giúp người dùng di chuyển ứng dụng, cơ sở dữ liệu, máy chủ và dữ liệu lên nền tảng đám mây khác, nổi bật có thể kể tới AWS Database Migration Service (AWS DMS).
- Ngoài ra, AWS Migration Hub là tính năng cho phép người dùng theo dõi và quản lý việc di chuyển dữ liệu từ máy chủ lên đám mây.
Mạng lưới
- Amazon Virtual Private Cloud (Amazon VPC) cung cấp cho quản trị viên quyền kiểm soát qua mạng ảo để sử dụng một phần tách biệt của đám mây AWS.
- AWS tự động cập nhật các tài nguyên mới trong VPC để tăng cường an toàn bảo mật cho người dùng.
Công cụ phát triển
AWS cung cấp các công cụ dòng lệnh và các bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) như AWS Command Line Interface và AWS Serverless Application Model.
Quản lý và giám sát
- Quản trị viên có thể quản lý và theo dõi cấu hình tài nguyên đám mây với AWS Config và AWS Trusted Advisor.
- AWS cũng cung cấp cho người dùng công cụ Amazon CloudWatch và AWS Personal Health Dashboard thể hiện báo cáo tình trạng theo thời gian thực, giúp các chuyên viên IT luôn theo dõi được “sức khỏe” của ứng dụng, xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí vận hành.
Bảo mật
- AWS cung cấp một loạt các dịch vụ bảo mật đám mây, bao gồm AWS Identity and Access Management (IAM), Amazon Inspector và Amazon Macie.
- AWS còn hỗ trợ ứng dụng công nghệ máy học để phòng chống rủi ro bị tấn công đánh cắp dữ liệu.
Quản lý và phân tích dữ liệu lớn
AWS cung cấp các dịch vụ phân tích và quản lý, ứng dụng dữ liệu lớn như:
- Amazon EMR: cung cấp framework Apache Hadoop để xử lý dữ liệu lớn.
- Amazon Kinesis: cung cấp các công cụ để xử lý và phân tích dữ liệu streaming.
- AWS Glue: dịch vụ xử lý các công việc ETL.
- Amazon OpenSearch Service: dịch vụ cho phép thực hiện giám sát ứng dụng, phân tích log và các nhiệm vụ khác với công cụ mã nguồn mở.
- Amazon Athena cho S3: công cụ cho phép các chuyên gia phân tích truy vấn dữ liệu.
- Amazon QuickSight: công cụ giúp các chuyên gia phân tích trực quan hoá dữ liệu.
Trí tuệ nhân tạo
AWS cung cấp một loạt các dịch vụ phát triển và triển khai mô hình trí tuệ nhân tạo như Amazon SageMaker và Amazon Rekognition.
Phát triển ứng dụng di động
AWS Mobile Hub cung cấp một bộ công cụ và dịch vụ phát triển ứng dụng di động như AWS Mobile SDK và Amazon Cognito.
Tin nhắn và thông báo
AWS cung cấp các dịch vụ tin nhắn và thông báo như Amazon Simple Queue Service (SQS) và Amazon Simple Notification Service (SNS).
Thực tế ảo và thực tế tăng cường
AWS cung cấp các công cụ phát triển AR và VR như Babylon.js và AWS Sumerian.
Phát triển trò chơi
AWS có thể được sử dụng để phát triển trò chơi với các dịch vụ như Amazon GameLift và Amazon Lumberyard.
Internet of Things (IoT)
AWS cung cấp một loạt các dịch vụ IoT như AWS IoT và Amazon FreeRTOS.
Những kỹ năng AWS quan trọng cần nắm vững
Những kỹ năng AWS quan trọng cho người mới bắt đầu
- Hiểu biết về các dịch vụ cơ bản của AWS: Tập trung vào việc nắm vững các dịch vụ cốt lõi của AWS như EC2, S3, RDS và Lambda. Đây là nền tảng quan trọng để bắt đầu làm việc với các ứng dụng đám mây đơn giản.
- Hiểu biết về tính toán đám mây: Hiểu về các khái niệm cơ bản của tính toán đám mây, bao gồm ảo hóa, mạng và lưu trữ.
- Thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình được sử dụng trong môi trường AWS: Python hoặc Java là hai ngôn ngữ phổ biến mà nhà phát triển AWS mới vào nghề cần nắm vững.
- Sử dụng AWS Management Console và AWS CLI: Hiểu cách sử dụng giao diện quản lý đồ họa và dòng lệnh của AWS để tương tác với các dịch vụ AWS.
- Hiểu biết cơ bản về bảo mật và IAM (Quản lý danh tính và Truy cập): Nắm vững các nguyên tắc cơ bản về bảo mật và quản lý quyền truy cập trong môi trường AWS.
Những kỹ năng AWS quan trọng cho chuyên viên phát triển AWS cấp độ Junior
- Thiết kế và triển khai ứng dụng có khả năng mở rộng và tính sẵn có cao trên AWS: Thành thạo việc sử dụng AWS CloudFormation và AWS Developer Tools cho CI/CD.
- Kiến thức về containerization với các dịch vụ như ECS và EKS: Containerization là một phần quan trọng trong các kiến trúc ứng dụng đám mây.
- Triển khai và quản lý luồng dữ liệu vào và ra khỏi AWS: Nắm vững việc triển khai và quản lý dữ liệu sử dụng các dịch vụ như Kinesis, SQS và SNS.
- Hiểu biết về các nguyên tắc bảo mật và tối ưu chi phí: Ở cấp độ Junior, người dùng cần có hiểu biết sâu hơn về các nguyên tắc bảo mật đám mây và các chiến lược tối ưu chi phí.
Những kỹ năng AWS quan trọng cho chuyên viên phát triển AWS cấp độ Senior
- Hiểu biết toàn diện về kiến trúc đám mây và các dịch vụ tiên tiến: Khả năng thiết kế các giải pháp đám mây phức tạp, bảo mật, tiết kiệm chi phí và tuân thủ các tiêu chuẩn quy định.
- Kỹ năng nâng cao về mạng lưới và môi trường đám mây lai (networking and hybrid cloud): Kiến thức về mạng lưới và môi trường đám mây lai chắc chắn.
- Quản lý DevOps và hướng dẫn những chuyên viên phát triển mới vào nghề: Khả năng lãnh đạo các thực hành DevOps và hướng dẫn các chuyên gia phát triển mới vào nghề.
- Sở hữu kỹ năng kinh doanh tốt: Khả năng giao tiếp hiệu quả với các bên liên quan ở mọi cấp độ, định hình hạ tầng đám mây và tương lai của tổ chức.
10 lĩnh vực phổ biến thường sử dụng AWS
- Các lĩnh vực có nhu cầu Lưu trữ và Sao lưu lớn: AWS cung cấp nhiều mô hình lưu trữ khác nhau, giúp tổ chức trong những lĩnh vực như Giáo dục, Y tế lưu trữ và sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Các doanh nghiệp phát triển Website: Doanh nghiệp có thể chứa các trang web trên đám mây AWS, đồng thời tận dụng tính linh hoạt và khả năng mở rộng của nền tảng.
- Các doanh nghiệp phát triển Game online: AWS giúp cung cấp trải nghiệm chơi trò chơi trực tuyến hàng đầu cho người chơi trên toàn thế giới.
- Các doanh nghiệp phát triển Ứng dụng di động, Thương mại điện tử và Mạng xã hội: AWS cho phép triển khai và mở rộng các ứng dụng di động, thương mại điện tử và SaaS một cách linh hoạt và hiệu quả.
- Các lĩnh vực có nhu cầu Quản lý và phân tích dữ liệu lớn: AWS cung cấp các dịch vụ như Amazon Elastic MapReduce, Amazon Kinesis, AWS Glue, Amazon Elasticsearch Service, Amazon Athena, và Amazon QuickSight giúp doanh nghiệp trong những lĩnh vực như Tài chính, Kiểm toán quản lý và phân tích dữ liệu lớn.
- Các doanh nghiệp phát triển Trí tuệ nhân tạo: AWS cung cấp các dịch vụ như Amazon Lex, Amazon Polly, và Amazon Rekognition để xây dựng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
- Các dịch vụ thông báo: AWS cung cấp các dịch vụ như Amazon Simple Notification Service (SNS), Amazon Simple Email Service (SES), và Amazon Simple Queue Service (SQS) để quản lý giao tiếp và thông báo.
- Các doanh nghiệp phát triển ứng dụng Thực tế ảo: AWS cung cấp dịch vụ Amazon Sumerian để phát triển ứng dụng thực tế ảo.
- Các doanh nghiệp phát triển ứng dụng Game: AWS cung cấp các công cụ phát triển trò chơi như AWS Game Development để hỗ trợ các công ty làm game lớn.
- Các dịch vụ Internet of Things (IoT): AWS cung cấp các dịch vụ như AWS IoT để quản lý các thiết bị IoT và dữ liệu.
Các câu hỏi thường gặp về AWS là gì
Công dụng của AWS là gì?
AWS được sử dụng để lưu trữ, tính toán, quản lý cơ sở dữ liệu và học máy, giúp doanh nghiệp và người dùng xây dựng, chạy và triển khai ứng dụng một cách hiệu quả với hiệu suất và chi phí tối ưu.
Top 5 dịch vụ thông dụng nhất của AWS là gì?
- Amazon EC2 (Elastic Compute Cloud): Dịch vụ cung cấp khả năng tính toán có thể mở rộng thông qua đám mây, cho phép người dùng chạy ứng dụng và quản lý các khối công việc từ xa.
- Amazon S3 (Simple Storage Service): Dịch vụ lưu trữ đối tượng có khả năng mở rộng với độ ổn định cao, dùng để lưu trữ và truy xuất bất kỳ lượng dữ liệu nào.
- AWS Lambda: Dịch vụ trong kiến trúc cho phép tính toán không máy chủ, công tác quản lý môi trường máy chủ nền được hỗ trợ tự động xử lý bởi AWS, giúp người dùng tập trung hoàn toàn vào logic của mã code.
- Amazon RDS (Relational Database Service): Dịch vụ giúp đơn giản hóa quản lý cơ sở dữ liệu bằng cách cung cấp các cơ sở dữ liệu quan hệ sở hữu tính sẵn có cao trên nền tảng đám mây.
- Amazon VPC (Virtual Private Cloud): Dịch vụ cho phép người dùng tạo ra môi trường mạng tách biệt với các tùy chọn công khai và riêng tư trong đám mây AWS, cung cấp các cấu hình an toàn và linh hoạt cho tài nguyên dữ liệu.
AWS có miễn phí không?
AWS cung cấp các tài khoản miễn phí dành riêng cho việc học và thực hành với tài nguyên giới hạn nhưng đầy đủ.
Vì sao lập trình viên nên học AWS?
Lập trình viên nên học AWS vì nhu cầu tuyển dụng kỹ năng này đang ngày càng tăng cao. AWS được ứng dụng rộng rãi trong các dự án chuyển đổi số và các chứng chỉ AWS sẽ giúp lập trình viên tăng cường khả năng cạnh tranh cùng thu nhập trong quá trình ứng tuyển công việc.
Các doanh nghiệp lớn nào sử dụng AWS?
Các doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng AWS có thể kể tới: Netflix, Airbnb, NASA’s Jet Propulsion Laboratory, Capital One, McDonald’s, Unilever, Samsung, Xiaomi, BMW, ESPN, Coinbase, Johnson & Johnson, Adobe, AOL, Hitachi,…
Tổng kết AWS là gì
Bài viết trên đã tổng hợp được AWS là gì, sự khác biệt giữa AWS, Azure và GCP là gì, cũng như AWS cung cấp những tính năng và công dụng như thế nào. Qua việc cung cấp một loạt các dịch vụ đa dạng như Amazon EC2, S3, Lambda và RDS, AWS là công cụ đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp và cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới.