Trong thời đại công nghệ ngày nay, Android, với hàng triệu ứng dụng đang được phát triển và sử dụng, là hệ điều hành chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường di động. Việc thiết kế một lộ trình hợp lý để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu không chỉ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm di động, mà còn giúp phát triển kỹ năng cá nhân và hiểu sâu hơn về công nghệ di động.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ:

  • Lập trình Android là gì?
  • Lộ trình tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu từ cơ bản cho đến nâng cao
  • Các bước nhanh nhất để lên kế hoạch tự học lập trình Android
  • Các bước để tạo dự án Android đầu tiên của bạn

Lập trình Android là gì?

Lập trình Android là quá trình phát triển ứng dụng và game cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Android là một hệ điều hành dựa trên Linux được phát triển bởi Google, được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động, máy tính bảng, đồng hồ thông minh và nhiều loại thiết bị di động khác.

Quá trình lập trình Android bao gồm việc sử dụng một ngôn ngữ lập trình như Java hoặc Kotlin, kết hợp với các công cụ phát triển như Android Studio. Các ứng dụng Android có thể được phát triển cho các mục đích khác nhau, từ ứng dụng di động cá nhân đến ứng dụng doanh nghiệp và ứng dụng giải trí.

Lập trình Android không chỉ là một kỹ năng quan trọng trong thế giới công nghệ hiện đại, mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và sáng tạo cho những người tham gia.

Lộ trình tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Đối với những người mới bắt đầu làm quen với môi trường phát triển Android, có những vùng kiến thức trọng điểm cần nắm vững để tạo tiền đề để đi sâu hơn vào các vùng kiến thức khác, bao gồm:

  1. Ngôn ngữ lập trình: Java hoặc Kotlin
  2. Công cụ cần thiết: Android Studio, JDK, SDK
  3. Các kiến thức lập trình Android cơ bản
  4. Lập trình hướng đối tượng (OOP)

Bước 1: Chọn ngôn ngữ lập trình Android: Java hay Kotlin?

Có nhiều ngôn ngữ lập trình có thể phục vụ cho việc phát triển các ứng dụng mobile trên hệ điều hành Android như Java, Kotlin, C++, C#, Dart,… nhưng trong phạm vi bài biết này chỉ đề cập đến hai ngôn ngữ được áp dụng phổ biến nhất là Java và Kotlin. 

Java và Kotlin là hai ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được sử dụng để phát triển ứng dụng Android, chiếm ưu thế so với các ngôn ngữ khác nhờ nhiều ưu điểm nổi bật:

Lịch sử phát triển

  • Java: Ngôn ngữ lập trình truyền thống cho Android, ra mắt từ năm 1995, sở hữu cộng đồng rộng lớn, nhiều tài liệu hướng dẫn và thư viện phong phú.
  • Kotlin: Ngôn ngữ trẻ hơn, ra mắt vào năm 2011, được Google chính thức hỗ trợ từ năm 2017, với cú pháp, hiện đại và nhiều tính năng ưu việt.

Ưu điểm của cả hai ngôn ngữ trên

  • Hiệu suất: Cả Java và Kotlin đều được biên dịch thành mã bytecode JVM (Java Virtual Machine), mang lại hiệu suất cao và khả năng tương thích tốt với hệ điều hành Android.
  • Tính năng: Cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để phát triển ứng dụng Android, bao gồm lập trình hướng đối tượng, quản lý bộ nhớ, xử lý đa luồng, v.v.
  • Cộng đồng: Sở hữu cộng đồng lập trình viên đông đảo, tích cực chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập và phát triển.
  • Công cụ hỗ trợ: Được cung cấp đầy đủ các công cụ hỗ trợ phát triển như IDE, debugger, test framework, v.v., giúp tối ưu hóa quy trình phát triển ứng dụng.

Lựa chọn ngôn ngữ nào để học

  • Java: Phù hợp cho người mới bắt đầu, với nhiều tài liệu và hướng dẫn dễ hiểu, cộng đồng hỗ trợ rộng lớn.
  • Kotlin: Lựa chọn tối ưu cho lập trình viên có kinh nghiệm, giúp viết code, dễ đọc, dễ bảo trì và phát triển ứng dụng hiệu quả hơn.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về các ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển các ứng dụng Android, bạn có thể tìm hiểu thêm về các ngôn ngữ khác qua bài viết: Các ngôn ngữ lập trình Android

Tóm lại, bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình lập trình Android của bạn là lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp. Mỗi ngôn ngữ đều có ưu và nhược điểm riêng, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Đọc thêm: Kotlin vs Java: Khi nào nên chọn Kotlin? Khi nào nên chọn Java?

Bước 2: Cài đặt các công cụ lập trình Android: Android Studio, JDK, SDK

Để bắt đầu hành trình lập trình Android, bạn cần cài đặt các công cụ sau:

Android Studio

Android Studio là môi trường phát triển tích hợp (IDE) chính thức cho hệ điều hành Android được Google phát triển. Nó cung cấp một loạt các công cụ và tính năng giúp bạn xây dựng, thử nghiệm và triển khai ứng dụng Android một cách hiệu quả.

Các bước cài đặt Android Studio:

  • Tải xuống: Truy cập trang web chính thức của Android Studio và tải phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn (Windows, macOS, Linux).
  • Cài đặt: Chạy trình cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Chọn thư mục cài đặt, đồng ý với điều khoản cấp phép và cài đặt các thành phần cần thiết.
  • Thiết lập SDK và JDK: Trong quá trình cài đặt Android Studio, bạn sẽ được hướng dẫn cài đặt SDK (Software Development Kit) và JDK (Java Development Kit). Nếu bạn đã cài đặt sẵn, hãy chọn thư mục cài đặt phù hợp.

android studio

Giao diện Android Studio.

JDK (Java Development Kit)

JDK là viết tắt của Java Development Kit, là một bộ công cụ phần mềm được cung cấp bởi Oracle (trước đây là Sun Microsystems) để phát triển ứng dụng Java. JDK bao gồm các thành phần sau:

  • Trình biên dịch Java (javac): Biên dịch mã nguồn Java (.java) thành mã bytecode (.class).
  • Java Runtime Environment (JRE): Cung cấp môi trường để chạy ứng dụng Java.
  • Công cụ Java (javadoc, jar): Hỗ trợ tạo tài liệu API, đóng gói ứng dụng.
  • Thư viện Java: Cung cấp các lớp và API sẵn có để sử dụng trong phát triển ứng dụng.

Các bước cài đặt JDK:

  • Tải xuống: Truy cập trang web chính thức của Oracle và tải phiên bản JDK phù hợp với hệ điều hành của bạn (Windows, macOS, Linux).
  • Cài đặt: Chạy trình cài đặt và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Chọn thư mục cài đặt và cài đặt JDK.
  • Thiết lập biến môi trường: Sau khi cài đặt JDK, bạn cần thiết lập biến môi trường JAVA_HOME để Android Studio có thể xác định vị trí cài đặt.
    • Windows:
      • Nhấp chuột phải vào “This PC” -> “Properties” -> “Advanced system settings” -> “Environment Variables”.

      • Trong phần “System variables”, chọn “New”.

      • Trong ô “Variable name”, nhập “JAVA_HOME”.

      • Trong ô “Variable value”, nhập đường dẫn đến thư mục cài đặt JDK (ví dụ: C:\Program Files\Java\jdk17).
      • Nhấp vào “OK” để lưu thay đổi.

    • macOS:
      • Mở Terminal và nhập lệnh sau:
      export JAVA_HOME=/path/to/jdk/folder

      • Thay thế “/path/to/jdk/folder” bằng đường dẫn đến thư mục cài đặt JDK.
      • Lưu thay đổi bằng cách nhập lệnh sau:
      echo export JAVA_HOME=/path/to/jdk/folder >> ~/.bash_profile
      • Khởi động lại Terminal để áp dụng thay đổi.

Ngoài JDK đối với lập trình viên sử dụng C++ thì cần có thể cần tải NDK. NDK (Native Development Kit) là bộ công cụ để phát triển ứng dụng Android bằng ngôn ngữ C++. NDK cung cấp trình biên dịch C++ (clang) để biên dịch mã nguồn C++ (*.cpp) sang mã máy có thể được thực thi trực tiếp trên CPU của thiết bị Android.

SDK (Software Development Kit)

SDK là viết tắt của Software Development Kit, là bộ công cụ phát triển phần mềm cung cấp cho lập trình viên các thành phần cần thiết để xây dựng ứng dụng cho một nền tảng cụ thể. Trong lập trình Android, SDK đóng vai trò quan trọng giúp bạn:

  • Truy cập API Android: SDK cung cấp các API (Application Programming Interface) cho phép bạn tương tác với các tính năng của hệ điều hành Android, như camera, GPS, cảm biến, v.v.
  • Sử dụng thư viện sẵn có: SDK bao gồm nhiều thư viện mã nguồn mở giúp bạn thực hiện các chức năng phổ biến như xử lý hình ảnh, mạng, lưu trữ dữ liệu, v.v.
  • Tích hợp với các dịch vụ Google: SDK hỗ trợ tích hợp với các dịch vụ Google như Google Maps, Google Play Services, v.v.
  • Thử nghiệm và gỡ lỗi ứng dụng: SDK cung cấp các công cụ để bạn thử nghiệm và gỡ lỗi ứng dụng trên thiết bị ảo hoặc thiết bị thực.

Android Studio tự động cài đặt SDK trong quá trình cài đặt. Bắt đầu sử dụng SDK với các bước sau:

  • Mở SDK Manager:
    • Khởi động Android Studio.
    • Chọn “File” -> “Settings” -> “Appearance & Behavior” -> “System Settings” -> “Android SDK”.
    • Nhấp vào “SDK Manager” trong tab “SDK Platforms”.
  • Cài đặt các thành phần SDK cần thiết: Trong SDK Manager, chọn các thành phần SDK bạn muốn cài đặt, bao gồm:
    • Platforms: Chọn phiên bản Android mà bạn muốn phát triển ứng dụng (ví dụ: Android 13).
    • Build Tools: Chọn phiên bản build tools mới nhất.

    • Android SDK Platform Tools: Cung cấp các công cụ để tương tác với thiết bị Android.
    • Android Emulator: Giả lập thiết bị Android để test ứng dụng.

    • Google USB Driver: Cần thiết để kết nối thiết bị Android với máy tính.
  • Nhấp vào “Install” để cài đặt các thành phần được chọn.

Bước 3: Tìm hiểu cú pháp Android cơ bản

Các khái niệm liên quan đến cú pháp Android cơ bản mà bạn cần tìm hiểu là:

  • Biến (Variable): Hiểu rõ các loại biến khác nhau (số nguyên, chuỗi, boolean, v.v.) và cách sử dụng chúng để lưu trữ dữ liệu.
  • Kiểu dữ liệu (Value Type): Nắm vững các kiểu dữ liệu cơ bản (int, double, String, v.v.) và cách sử dụng chúng một cách chính xác.
  • Toán tử (Operators): Khám phá các toán tử toán học, logic và so sánh để thực hiện các phép tính và thao tác dữ liệu.
  • Điều kiện (Conditions): Sử dụng các câu lệnh điều kiện (if, else, switch) để kiểm soát luồng chương trình dựa trên các điều kiện nhất định.
  • Vòng lặp (Loop): Lặp lại một khối code nhiều lần bằng các vòng lặp (for, while, do-while) để xử lý dữ liệu hiệu quả.

Bước 4: Học về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật đóng vai trò thiết yếu trong lập trình, giúp bạn tổ chức và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng Android. Nắm vững kiến thức về hai lĩnh vực này sẽ giúp bạn xây dựng những ứng dụng Android thông minh, mượt mà và có thể xử lý lượng dữ liệu lớn một cách nhanh chóng.

Cấu trúc dữ liệu

Cấu trúc dữ liệu là cách thức sắp xếp và lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính. Nắm vững các cấu trúc dữ liệu phổ biến như mảng (Array), danh sách liên kết (Linked List), ngăn xếp (Stack) và hàng đợi (Queue) sẽ giúp bạn lựa chọn cấu trúc phù hợp cho từng bài toán cụ thể, tối ưu hóa việc truy cập và thao tác dữ liệu.

  • Mảng (Array): Cấu trúc dữ liệu đơn giản nhất, lưu trữ một tập hợp các phần tử cùng kiểu dữ liệu. Mảng có ưu điểm là cho phép truy cập phần tử nhanh chóng bằng chỉ số, nhưng việc thêm, xóa phần tử giữa mảng có thể tốn kém về thời gian.
  • Danh sách liên kết (Linked List): Cấu trúc dữ liệu linh hoạt, lưu trữ các phần tử (node) được kết nối với nhau bằng liên kết. Danh sách liên kết dễ dàng thêm, xóa phần tử ở bất kỳ vị trí nào, nhưng truy cập phần tử bằng chỉ số có thể chậm hơn so với mảng.
  • Ngăn xếp (Stack): Với ngăn xếp, cấu trúc dữ liệu hoạt động theo nguyên tắc LIFO (Last In, First Out), nghĩa là phần tử được thêm vào sau sẽ là phần tử đầu tiên được lấy ra.. Ngăn xếp thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng, bao gồm việc quản lý ngắn xếp của các hàm trong lời gọi hàm (call stack), duyệt cây trong giải thuật DFS (Duyệt theo chiều sâu), quản lý bộ nhớ và các vấn đề liên quan đến việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo nguyên tắc LIFO.

LIFO (Last In, First Out): Hãy tưởng tượng bạn có một chồng đĩa. Khi bạn muốn lấy đĩa ra, bạn phải lấy đĩa ở trên cùng trước. LIFO hoạt động tương tự như vậy. Khi bạn thêm một phần tử vào cấu trúc dữ liệu LIFO, nó sẽ được đặt lên trên cùng. Khi bạn xóa một phần tử, phần tử đó sẽ được lấy từ đầu tiên.

  • Hàng đợi (Queue): Với hàng đợi, cấu trúc dữ liệu hoạt động theo nguyên tắc FIFO (First In, First Out), nghĩa là phần tử được thêm vào trước sẽ là phần tử đầu tiên được lấy ra. Hàng đợi thường được sử dụng để quản lý danh sách chờ, xử lý các tác vụ theo thứ tự.

FIFO (First In, First Out): Hãy tưởng tượng bạn đang xếp hàng mua vé xem phim. Người đến trước sẽ được mua vé trước, người đến sau sẽ phải xếp hàng chờ. FIFO hoạt động tương tự như vậy.

Khi bạn thêm một phần tử vào cấu trúc dữ liệu FIFO, nó sẽ được xếp vào cuối hàng đợi. Khi bạn xóa một phần tử, phần tử đầu tiên trong hàng đợi sẽ được lấy ra.

Giải thuật

Giải thuật là một tập hợp các hướng dẫn được xác định rõ ràng để giải quyết một vấn đề cụ thể. Nắm vững các thuật toán sắp xếp và tìm kiếm hiệu quả sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng Android, đặc biệt khi xử lý lượng dữ liệu lớn.

  • Thuật toán sắp xếp (Sorting algorithm): Sắp xếp các phần tử trong một tập hợp theo một thứ tự nhất định (ví dụ: sắp xếp theo thứ tự tăng dần, giảm dần). Một số thuật toán sắp xếp phổ biến bao gồm Bubble Sort, Selection Sort, Insertion Sort, Merge Sort, Quick Sort.
  • Thuật toán tìm kiếm (Search algorithm): Tìm kiếm một phần tử cụ thể trong một tập hợp dữ liệu. Một số thuật toán tìm kiếm phổ biến bao gồm Linear Search, Binary Search.

Bước 5: Tìm hiểu các thành phần UI (User Interface – Giao diện người dùng) cơ bản

Một số khái niệm UI cơ bản trong phát triển ứng dụng Android bao gồm cấu trúc và cú pháp XML để mô tả giao diện người dùng, cũng như các khái niệm về hoạt động (Activity), ý định (Intent), đoạn mã (Fragment), và giao diện người dùng (UI) trong Android:

XML: XML được sử dụng trong Android để xây dựng giao diện người dùng (UI) của ứng dụng. Cấu trúc và cú pháp XML để mô tả giao diện người dùng Android. Dưới đây là một ví dụ đơn giản về cấu trúc XML cho một layout:

Activity: Activity là một thành phần của ứng dụng Android, nó chịu trách nhiệm hiển thị giao diện người dùng và tương tác với người dùng. Mỗi Activity thường tương ứng với một màn hình trong ứng dụng.

Intent: Intent là một đối tượng dùng để kết nối các thành phần của ứng dụng Android trong quá trình chạy. Intent có thể được sử dụng để chuyển dữ liệu giữa các hoạt động (Activity) hoặc khởi chạy các dịch vụ (Service).

Fragment: Fragment là một phần của giao diện người dùng hoạt động một cách độc lập, có thể được thêm vào hoặc loại bỏ trong một Activity. Fragment giúp tách biệt giao diện người dùng thành các phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.

Lifecycle của ứng dụng Android: Lifecycle của ứng dụng Android bao gồm một loạt các trạng thái mà ứng dụng có thể chuyển qua từ khi khởi động đến khi kết thúc. Các phương thức lifecycle quan trọng nhất bao gồm onCreate(), onStart(), onResume(), onPause(), onStop(), và onDestroy().

Giao diện người dùng (UI):

  • Thiết kế layout bằng XML và Java/Kotlin: Layout XML được sử dụng để xây dựng giao diện người dùng, trong khi Java hoặc Kotlin được sử dụng để tương tác và điều khiển các thành phần trong layout.
  • Sử dụng các widget và control cơ bản: Android cung cấp một loạt các widget và control như TextView, Button, EditText, ListView, RecyclerView, và nhiều hơn nữa để xây dựng giao diện người dùng.
  • Xử lý sự kiện người dùng: Sự kiện người dùng như nhấn nút, chạm vào màn hình, hoặc nhập liệu được xử lý thông qua các phương thức callback như onClick(), onTouchListener(), và onKeyListener().

Bước 6: Tìm hiểu về các Cơ sở dữ liệu

Trong lập trình Android, cơ sở dữ liệu thường được sử dụng để lưu trữ và quản lý dữ liệu của ứng dụng. Các cơ sở dữ liệu phổ biến nhất trong Android là SQLite và Room.

SQLite

SQLite là giải pháp lưu trữ dữ liệu phổ biến cho ứng dụng Android. Nó cho phép bạn lưu trữ dữ liệu cấu trúc một cách hiệu quả, truy vấn dữ liệu bằng SQL và thực hiện các thao tác CRUD (Create, Read, Update, Delete).

  • Tạo và quản lý cơ sở dữ liệu: Sử dụng SQLiteOpenHelper để tạo, mở, truy cập và đóng cơ sở dữ liệu.
  • Thực hiện truy vấn SQL: Sử dụng SQLiteDatabase để thực hiện các truy vấn SQL như SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE.
  • Sử dụng ContentProvider: Cung cấp truy cập dữ liệu cho các ứng dụng khác.

SharedPreferences

SharedPreferences là giải pháp lưu trữ dữ liệu đơn giản, nhẹ và dễ sử dụng. Nó phù hợp cho việc lưu trữ các cài đặt ứng dụng, thông tin người dùng đơn giản.

  • Lưu trữ dữ liệu: Sử dụng các phương thức put(), get(), remove() để lưu trữ, truy xuất và xóa dữ liệu.
  •  Theo dõi các thay đổi của dữ liệu: Sử dụng SharedPreferences.OnSharedPreferenceChangeListener để theo dõi thay đổi dữ liệu.

Bước 7: Hiểu cách sử dụng các thư viện hỗ trợ 

Học Android không chỉ là việc hiểu về cú pháp của ngôn ngữ lập trình Kotlin hoặc Java và cách xây dựng giao diện người dùng, mà còn là hiểu cách sử dụng các thư viện hỗ trợ để giảm thiểu thời gian phát triển, tăng tính bảo mật, cải thiện hiệu suất và tạo ra các ứng dụng mạnh mẽ và linh hoạt.

Retrofit

Retrofit là thư viện mạng phổ biến dành cho Android, giúp bạn truy cập và quản lý các API một cách đơn giản và hiệu quả. Với Retrofit, bạn có thể:

  • Tạo các request API: Xác định URL, phương thức HTTP, header, body và các tham số cho request.
  • Gửi request API: Gửi request đến server và nhận response.
  • Xử lý response API: Phân tích dữ liệu JSON, chuyển đổi dữ liệu sang object, xử lý lỗi API.

Retrofit cung cấp nhiều tính năng hữu ích như:

  • Hỗ trợ nhiều phương thức HTTP: GET, POST, PUT, DELETE,…
  • Hỗ trợ định dạng dữ liệu JSON và XML.
  • Hỗ trợ converter để chuyển đổi dữ liệu JSON sang object.
  • Hỗ trợ interceptor để chèn header, token, logging,…

Room

Room là một thư viện của Android Jetpack giúp làm việc với cơ sở dữ liệu SQLite dễ dàng hơn và an toàn hơn. Nó cung cấp một lớp trừu tượng hóa cơ sở dữ liệu, các DAO (Data Access Object) để thực hiện các thao tác dữ liệu, và xử lý mọi thứ trên một luồng không chính xác (background thread).

Room giúp giảm bớt công việc lặp đi lặp lại khi làm việc với SQLite và giúp bảo vệ dữ liệu của bạn trước các lỗi phổ biến như SQL injection.

Đoạn mã dưới đây mô tả ngắn gọn 1 ví dụ là việc triển khai Room trong việc lưu trữ dữ liệu trong các ứng dụng Android:

Trên đây là một cái nhìn tổng quan về những kiến thức cơ bản trong lập trình Android, được đúc kết từ quá trình học và phát triển các sản phẩm, dự án lớn nhỏ khác nhau.

Tiếp theo, việc áp dụng những kiến thức này vào thực tế thông qua việc thực hiện các dự án và sản phẩm Android sẽ giúp bạn củng cố và mở rộng hiểu biết của mình, đồng thời phát triển kỹ năng thực hành và tư duy lập trình.

Bước 8: Xây dựng các ứng dụng Android đơn giản

Xây dựng ứng dụng Android đơn giản là một cách tuyệt vời để áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Bạn có thể chọn ba ứng dụng rất phổ biến và hữu ích để bắt đầu: To-do list, danh bạ, và máy tính. 

Ứng dụng To-do list:

  • Tài liệu hướng dẫn: https://guides.codepath.com/android
  • Mô tả: Tài liệu này hướng dẫn từng bước để xây dựng ứng dụng to-do list cơ bản sử dụng Android Studio. Bạn sẽ học cách tạo giao diện người dùng, lưu trữ dữ liệu và quản lý danh sách các tác vụ.

Ứng dụng danh bạ:

Ứng dụng máy tính:

  • Mô tả: Tài liệu này hướng dẫn cách xây dựng ứng dụng máy tính đơn giản cho Android. Bạn sẽ học cách tạo giao diện người dùng với các nút số và toán tử, thực hiện các phép tính và hiển thị kết quả.

Bước 9: Tìm hiểu về Lập trình hướng đối tượng (OOP)

Trên đây là một ví dụ mô tả việc khởi tạo một đối tượng (Object) tên là “Car” có hai thuộc tính là “Color” đại diện cho màu xe, “year” là năm xe được sản xuất, phương thức “drive” đại diện cho trạng thái xe đang chạy.

Điểm chính của OOP

  • Lớp (Class): Khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng, đóng gói dữ liệu (thuộc tính) và hành vi (phương thức) của đối tượng.
  • Đối tượng (Object): Phiên bản cụ thể của một lớp, đại diện cho một thực thể trong thế giới thực.
  • Tính đóng gói (Encapsulation): Ẩn giấu chi tiết triển khai bên trong lớp, chỉ để lộ giao diện thông qua các phương thức.
  • Tính kế thừa (Inheritance): Khả năng cho phép một lớp kế thừa các thuộc tính và phương thức từ lớp cha, giúp tái sử dụng code và phát triển các lớp mới dễ dàng hơn.
  • Tính đa hình (Polymorphism): Khả năng cho phép các đối tượng thuộc các lớp khác nhau nhưng có cùng giao diện thực hiện cùng một hành động theo cách riêng của chúng.
  • Tính trừu tượng (Abstraction): Tập trung vào các đặc điểm thiết yếu của một đối tượng, bỏ qua các chi tiết phức tạp, giúp đơn giản hóa code và dễ dàng sử dụng hơn.

Lợi ích của OOP

  • Dễ quản lý: Việc chia nhỏ code thành các lớp và đối tượng giúp dễ dàng quản lý và sửa đổi code, đặc biệt là cho các dự án lớn.
  • Tái sử dụng: Các lớp có thể được tái sử dụng trong nhiều dự án khác nhau, tiết kiệm thời gian và công sức cho lập trình viên.
  • Dễ bảo trì: Việc sửa lỗi và cập nhật code trở nên dễ dàng hơn nhờ tính đóng gói và tính trừu tượng.
  • Mở rộng: Dễ dàng mở rộng ứng dụng bằng cách thêm các lớp và đối tượng mới.

Ví dụ về OOP trong lập trình Android

  • Lớp Activity: Đại diện cho một màn hình trong ứng dụng Android.
  • Lớp View: Đại diện cho các thành phần giao diện người dùng như Button, TextView, ImageView,…
  • Kế thừa: Lớp Button có thể kế thừa từ lớp View, kế thừa các thuộc tính và phương thức chung của các thành phần giao diện người dùng.
  • Đa hình: Phương thức onClick() được định nghĩa trong lớp View có thể được thực thi theo cách khác nhau trong các lớp Button, TextView,…

OOP là một chủ đề rộng lớn và cần thời gian để học hỏi. Bạn có thể tham khảo tài liệu online, video hướng dẫn và sách để học về OOP, hoặc bạn có thể tham gia các cộng đồng lập trình để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với những người khác.

Các bước học Android nâng cao

Bước 1: Tìm hiểu kiến thức về MVP, MVVM

Trong quá trình phát triển ứng dụng Android, việc áp dụng các kiến trúc phần mềm như MVP (Model-View-Presenter) và MVVM (Model-View-ViewModel) có thể làm tăng tính bảo trì, tái sử dụng và kiểm thử của ứng dụng.

  • MVP là một kiến trúc phổ biến, tách biệt logic xử lý dữ liệu (Model) và giao diện người dùng (View) thông qua một lớp trung gian gọi là Presenter. Presenter đảm nhận trách nhiệm trung gian, giữ cho Model và View không trực tiếp tương tác với nhau. Điều này tạo ra một cách tiếp cận có tổ chức để xây dựng ứng dụng, dễ dàng kiểm thử và tái sử dụng code.
  • MVVM là một biến thể hiện đại của kiến trúc MVP, nơi ViewModel đảm nhận trách nhiệm của Presenter. ViewModel giữ các dữ liệu và trạng thái của giao diện người dùng, giảm bớt sự phụ thuộc của View vào Model. Điều này giúp giảm logic trong View và tạo điều kiện cho việc quản lý trạng thái và hiển thị dữ liệu một cách linh hoạt hơn.

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức về Dependency Injection

Dependency Injection (DI) là một kỹ thuật quan trọng giúp quản lý và cung cấp các đối tượng phụ thuộc cho các thành phần của ứng dụng một cách linh hoạt và dễ dàng.

Thay vì tạo các đối tượng phụ thuộc trong mã nguồn, DI cho phép các đối tượng được cung cấp từ bên ngoài, giúp giảm sự phụ thuộc và làm cho việc thay đổi và kiểm thử dễ dàng hơn.

Bước 3: Áp dụng công nghệ mới và thư viện bổ sung

Để phát triển ứng dụng Android chất lượng cao, việc áp dụng các công nghệ mới và thư viện bổ sung là rất quan trọng. Các công nghệ như Kotlin Coroutines giúp xử lý tác vụ bất đồng bộ một cách hiệu quả, Jetpack Compose giúp xây dựng giao diện người dùng hiệu quả và linh hoạt hơn, và Room Persistence Library giúp quản lý lưu trữ dữ liệu một cách linh hoạt và tiết kiệm tài nguyên.

Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ như ProGuard / R8 giúp thu nhỏ và bảo vệ mã nguồn của bạn, đảm bảo tính bảo mật và tối ưu hiệu suất của ứng dụng.

Bước 4: Tối ưu hiệu suất và kiểm thử

Để tối ưu hiệu suất và tiêu thụ tài nguyên của ứng dụng, việc sử dụng các công nghệ và kỹ thuật như Firebase Test LabStetho là rất quan trọng. Firebase Test Lab giúp kiểm tra ứng dụng của bạn trên nhiều thiết bị và phiên bản Android khác nhau, đảm bảo tính tương thích và độ ổn định của ứng dụng trên mọi môi trường.

Bước 5: Khám phá các chủ đề Android nâng cao khác

Ngoài các kiến trúc và công nghệ trên, bạn cũng có thể khám phá các chủ đề nâng cao khác như:

Cuối cùng, việc tham gia cộng đồng lập trình Android để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và cập nhật các xu hướng mới nhất là rất quan trọng để phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Đồng thời, trau dồi kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển ứng dụng Android.

Các bước lên kế hoạch tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu hiệu quả, bạn cần lập kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số bước giúp bạn lập kế hoạch tự học lập trình Android:

Xác định mục tiêu

  • Xác định lý do bạn muốn học lập trình Android.
  • Xác định mục tiêu cụ thể bạn muốn đạt được trong thời gian bao lâu.

Ví dụ: Bạn muốn học lập trình Android để phát triển ứng dụng cho bản thân, hoặc bạn muốn trở thành một lập trình viên Android chuyên nghiệp.

Đánh giá kiến thức hiện tại

  • Xác định bạn đã biết gì về lập trình và Android.
  • Xác định những kiến thức bạn cần học thêm.

Ví dụ: Bạn đã biết lập trình Java hoặc Kotlin, hoặc bạn chưa biết gì về lập trình.

Lên lịch học tập

  • Chia nhỏ mục tiêu thành các mục tiêu nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn.
  • Lên lịch học tập cụ thể cho từng ngày, bao gồm thời gian học tập và nội dung học tập.

Ví dụ: Bạn sẽ học 2 tiếng mỗi ngày, 1 tiếng học Java và 1 tiếng học về các widget trong Android.

Luyện tập thường xuyên

Luyện tập là cách tốt nhất để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu nhằm nâng cao kỹ năng lập trình Android.

Ví dụ: Bạn có thể tham gia các dự án Android để thực hành kiến thức đã học, hoặc tham gia cộng đồng lập trình Android để được hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm từ những người có kinh nghiệm.

Hướng dẫn tạo dự án Android cho người mới bắt đầu

Sau khi nắm vững các kiến thức nền tảng và cài đặt các công cụ cần thiết, bạn có thể lựa chọn một ý tưởng đơn giản cho dự án đầu tiên, ví dụ như ứng dụng tính toán đơn giản, ứng dụng ghi chú,… Không nên chọn ý tưởng quá phức tạp cho dự án đầu tiên.

Dưới đây là các bước hướng dẫn bạn thực hiện dự án đầu tiên:

Tạo dự án mới

  • Mở Android Studio và chọn “Start a new Android Studio project”.
  • Nhập tên dự án, chọn ngôn ngữ lập trình (Java hoặc Kotlin) và mẫu dự án phù hợp.
  • Nhấp “Finish” để tạo dự án mới.

Thiết kế giao diện

  • Sử dụng giao diện WYSIWYG (What You See Is What You Get) trong Android Studio để thiết kế giao diện cho ứng dụng.
  • Kéo thả các widget (như TextView, Button, EditText, v.v.) vào layout để tạo giao diện.
  • Có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn về thiết kế giao diện Android.

Viết code

  • Viết code Java hoặc Kotlin để xử lý logic cho ứng dụng.
  • Ví dụ: xử lý sự kiện click button, xử lý dữ liệu nhập vào, v.v.
  • Có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn về lập trình Android.

Chạy thử và kiểm tra

  • Nhấp nút “Run” trong Android Studio để chạy thử ứng dụng trên emulator hoặc thiết bị Android thật.
  • Kiểm tra chức năng của ứng dụng và sửa lỗi nếu có.

Hoàn thiện và phát triển

  • Tiếp tục hoàn thiện ứng dụng: thêm chức năng mới, cải thiện giao diện, v.v.
  • Có thể tham khảo các dự án Android mẫu để học hỏi thêm.

Các câu hỏi thường gặp khi tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Ngôn ngữ nào phù hợp để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu?

Đối với người mới bắt đầu học lập trình Android, hai ngôn ngữ chính được sử dụng là Java và Kotlin. Dưới đây là một số điểm cân nhắc giữa hai ngôn ngữ này:

  • Java là ngôn ngữ truyền thống được sử dụng lâu đời trong phát triển ứng dụng Android. Có nhiều tài liệu, nguồn học và ví dụ mã nguồn dành cho lập trình Android bằng Java. Java là một ngôn ngữ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Kotlin là ngôn ngữ mới được Google chính thức hỗ trợ cho phát triển ứng dụng Android. Kotlin có cú pháp ngắn gọn hơn, đơn giản hóa việc viết mã và giảm thiểu lỗi. Kotlin cung cấp nhiều tính năng tiện ích như Null Safety, Extension Functions, và Coroutines giúp viết mã hiệu quả hơn.

Cả hai ngôn ngữ đều phù hợp để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu. Nếu bạn chưa quen thuộc với lập trình, Java có thể là sự lựa chọn tốt để bắt đầu vì có nhiều tài liệu học và nguồn thông tin sẵn có. Nếu bạn muốn tập trung vào viết mã hiệu quả và sử dụng các tính năng mới nhất, Kotlin có thể là lựa chọn tốt hơn. Điều quan trọng là hiểu rõ cơ bản về lập trình Android và sau đó bạn có thể dễ dàng chuyển đổi giữa hai ngôn ngữ nếu cần.

Lời khuyên để tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu thành công?

Bắt đầu từ những bài học cơ bản:

  • Tìm hiểu về các thành phần giao diện người dùng Android
  • Học cách xử lý sự kiện
  • Sử dụng các API cơ bản của Android

Luyện tập thường xuyên:

  • Viết các ứng dụng đơn giản để rèn luyện kỹ năng
  • Tham gia các cộng đồng lập trình Android để học hỏi kinh nghiệm

Kiên trì và không ngừng học hỏi:

  • Lập trình là một lĩnh vực đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực
  • Luôn cập nhật những kiến thức mới nhất về Android

Làm thế nào để nâng cao trình độ lập trình Android?

Để tiếp tục học và phát triển trong lập trình Android, dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo:

  • Tiếp tục thực hành và xây dựng dự án mới: Hãy tiếp tục thực hành bằng cách xây dựng các dự án mới và phát triển ứng dụng thực tế. Thử thách bản thân bằng cách đặt mục tiêu xây dựng các ứng dụng phức tạp hơn và tích hợp các tính năng mới.
  • Nâng cao kiến thức về các công nghệ liên quan: Đừng chỉ tập trung vào lập trình Android mà hãy tìm hiểu thêm về các công nghệ khác như Firebase (cho việc lưu trữ dữ liệu, xác thực, phân tích), RxJava hoặc Kotlin Coroutines (cho lập trình bất đồng bộ), MVVM hoặc Clean Architecture (cho kiến trúc ứng dụng), và các thư viện và framework phổ biến khác.
  • Theo dõi các xu hướng mới và kỹ thuật tiên tiến: Sở hữu khả năng tự học là một điều quan trọng. Hãy luôn cập nhật với các xu hướng mới như Android Jetpack, Jetpack Compose (cho việc phát triển giao diện người dùng), Android Architecture Components, hoặc cập nhật với phiên bản mới nhất của Android.

Tổng kết lộ trình tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu

Tự học lập trình Android cho người mới bắt đầu là một hành trình thú vị và đầy hứng thú. Bằng cách tự nỗ lực, tìm hiểu và thực hành, bạn có thể tiếp cận được với một thế giới mới của phát triển ứng dụng di động. Từ việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình đến việc xây dựng ứng dụng đầu tiên, mỗi bước đều là một cơ hội để học hỏi và phát triển kỹ năng của bạn. Hãy kiên nhẫn, không ngừng thử thách bản thân và luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện ước mơ của mình trong lĩnh vực này.