Lập trình game không phải là một quá trình dễ dàng mà cần nhiều kỹ năng nâng cao để có thể hiểu và xây dựng hệ thống phức tạp tạo nên một trò chơi đầy hấp dẫn và thu hút nhiều người dùng, tuy nhiên bạn có thể bắt đầu bằng cách thử lập trình các game đơn giản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách lập trình 3 game cơ bản nhất: Đoán số, Kéo búa bao và Con rắn.

Đọc bài viết này để hiểu rõ:

  • Tổng quan về lập trình game
  • Hướng dẫn cách lập trình game với ví dụ 3 game đơn giản

Tổng quan về lập trình game

Lập trình game là quá trình sử dụng các ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển để tạo ra các trò chơi điện tử. Quá trình này bao gồm việc viết code để xác định cách trò chơi hoạt động, thiết kế các yếu tố đồ họa, âm thanh, cơ chế hoạt động trò chơi và tương tác người chơi. Vì vậy, nhóm các nhà lập trình game buộc phải sở hữu nhiều kỹ năng, bao gồm lập trình, thiết kế đồ họa, âm thanh và quản lý dự án.

Để có thể bắt kịp sự ra đời của nhiều thiết bị công nghệ, lập trình game giờ đây đã phát triển dưới nhiều loại hình khác nhau bao gồm máy chơi game (game console) như Xbox, trò chơi di động và trò chơi máy tính (PC game).

Lập trình game có thể sử dụng nhiều công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau, chẳng hạn như Unity với C#, Unreal Engine với C++ (hoặc Blueprint), Godot với GDScript, và nhiều ngôn ngữ và công cụ khác phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cụ thể của dự án. Trong đó, C# là ngôn ngữ chuyên dụng nhất để lập trình game. 

Để lập trình game, nhóm phát triển phải trải qua 7 giai đoạn khác nhau:

  1. Lên ý tưởng và tiền sản xuất:  Xác định ý tưởng chính, thể loại và phong cách của trò chơi, từ đó xây dựng tài liệu thiết kế trò chơi (GDD – Game Design Document). Cuối cùng, lập kế hoạch dự án, bao gồm xác định nguồn lực, thời gian và công cụ cần thiết.
  2. Thiết kế trò chơi: Thiết kế gameplay, bao gồm các cơ chế, quy tắc và cấu trúc cấp độ, sau đó phác thảo giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX). Thiết kế nhân vật, cốt truyện và các yếu tố giao diện khác.
  3. Lập trình game: Viết mã để xử lý các cơ chế trò chơi, tương tác của người chơi, logic, đồ họa, âm thanh và các tài sản khác vào trò chơi.
  4. Chạy thử và gỡ lỗi: Thực hiện các kiểm thử alpha và beta với người dùng thực tế để nhận phản hồi cũng như phát hiện và sửa các lỗi kỹ thuật và logic
  5. Kiểm thử và gỡ lỗi: Chạy thử trò chơi để tìm và sửa các lỗi, giảm thời gian tải và đảm bảo trò chơi hoạt động mượt mà và theo mục tiêu ban đầu.
  6. Phát hành: Tiếp thị và quảng bá trò chơi để tiếp cận đối tượng người chơi mục tiêu bằng cách đưa trò chơi lên các nền tảng phân phối như Steam, App Store, Google Play, v.v.
  7. Hỗ trợ sau phát hành và cập nhật: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và sửa lỗi trò chơi dựa trên phản hồi của người chơi. Sau đó, phát triển và phát hành các bản cập nhật, DLC (nội dung tải về) và các tính năng mới.

Đọc thêm: Lập trình game là gì: Tổng quan 7 giai đoạn lập trình game

Để bạn có thể trải nghiệm thực tế cách lập trình game, dưới đây là hướng dẫn cách code game cơ bản mà bạn có thể thử ngay!

Hướng dẫn cách lập trình game “Đoán số” (What’s The Number) với JavaScript

Đây là tựa game thử thách người chơi lựa chọn con số đúng mà máy tính đã lập trình trong thời gian nhanh nhất.

Người chơi nhập một con số vào ô, nhấn “Enter” và máy tính sẽ báo là con số đó quả nhỏ hay quá lớn. Liên tục như vậy cho đến khi người chơi đoán đúng con số mà máy tính đã chọn ban đầu.

Hướng dẫn cách lập trình game “Đoán số”:

// Máy tính sẽ chọn một con số giữa minNo and maxNo
// Sửa đổi những con số này để thay đổi độ phức tạp của trò chơi
const minNo = 1;
const maxNo = 100;

let number;
let numberFound = false;
let tries = 0;

let player;
let txtInfo;
let txtInput;
let btn;

buildUI(handleButtonClick);
init();

function init()
{
    txtInfo.text = "";
    
    addText("Tôi chọn một số ở giữa " + minNo + " và " + maxNo);
    addText("Đố là số nào?");
    addText("");
    
    number = randomInt(minNo, maxNo);

    numberFound = false;
    tries = 0;
    player.show("idle");
}

function handleButtonClick(sender)
{
    let s = txtInput.text.trim();
    txtInput.text = "";

    // Nếu số đã được đoán đúng, đầu vào duy nhất nên là "new"
    if (numberFound)
    {
        if (s.toLowerCase() === "new" || s.toLowerCase() === "'new'")
        {
            init();
        }

        else
        {
            addText("Gõ 'new' để bắt đầu trò chơi mới.");
        }

        return;
    }

    // Nếu không ... người dùng cần nhập một số
    if (s.length === 0)
    {
        addText("Nhập một số rồi nhấn nút hoặc phím Enter!");
        return;
    }
    
    let n = parseInt(s);
    
    if (isNaN(n))
    {
        addText(s + " không phải là số hợp lệ!");
    }
    
    else if (n < number)
    {
        addText(n + " quá bé!");
        tries++;
        sound('click1');
    }

    else if (n > number)
    {
        addText(n + " quá lớn!");
        tries++;
        sound('click1');
    }

    else
    {
        numberFound = true;
        tries++;

        addText("");
        addText("Bạn đã tìm ra được số trong " + tries + " lần thử. Đó là " + n + " :-)");
        addText("");
        addText("Gõ 'new' để bắt đầu trò chơi mới.");
        
        player.show("happy");
        sound('threeTone2');

    }
}

function keyPressed()
{
    if (keyCode === ENTER)
        handleButtonClick(btn);
}

function addText(txt)
{
    let s = txt.length > 0 ? "> " + txt + "\n" : "\n";
    txtInfo.text += s;
}

function buildUI(onButtonClick)
{
    background('Fabric2');
    player = sprite('game.idle', 110, 480, 1);
    
    noStroke();
    textSize(60);
    fill("DarkOrange");
    text("What's", 50, 80);
    text("The", 100, 160);
    text("Number?", 30, 240);
    
    txtInfo = createEdit(320, 30, 450, 480);
    txtInfo.readonly = true;
   
    textSize(12);
    fill("black");
    text("Nhập câu trả lời của bạn ở đây rồi nhấn Enter (nút hoặc phím)", 320, 550);
    txtInput = createEdit(320, 560, 390);
    
    btn = createButton(720, 560, 50, 20);
    btn.text = "Enter";
    btn.onclick = onButtonClick;
}

Hướng dẫn cách lập trình game “Kéo, búa, bao” với Python

Trong dự án Python này, bạn có thể phát triển trò chơi kinh điển “Kéo, búa, bao”. Ở đây bạn sẽ phát triển một trò chơi mà bạn sẽ đấu với máy tính. Với hướng dẫn sau đây, bạn sẽ cần không sử dụng bất kỳ thư viện bên ngoài nào để phát triển trò chơi này.

Đầu tiên, nhập randint() – Đây là hàm tạo ra các số nguyên ngẫu nhiên từ phạm vi đã cho.

from random import randint

Bây giờ, chúng ta sẽ tạo các tùy chọn chơi. Kéo, búa, bao là những lựa chọn mà bạn và máy tính thực hiện trong mỗi lượt chơi.

t = ["Kéo, "Búa", "Bao"]

Thiết lập người chơi (máy tính và bạn) bằng cách chỉ định người chơi ngẫu nhiên cho máy tính với sự trợ giúp của chức năng randint, list và t.

computer = t[randint(0,2)]

Thiết lập người chơi thành False

player = False

Bây giờ, chúng ta sẽ tạo các viễn cảnh cho tất cả các xác suất như Búa – Bao, Kéo – Bao, Búa – Kéo và ngược lại cho cả ba xác suất.

Bây giờ chúng ta sẽ cần đến loop while. Loop while cho phép code được thực thi liên tục dựa trên điều kiện đã cho.

while player == False:

Khi vòng lặp bắt đầu, máy tính sẽ đợi đến lượt bạn chơi. Khi bạn bắt đầu chơi, trạng thái của bạn sẽ thay đổi từ False thành True. Vì giá trị được gán cho biến sẽ khiến người chơi thành True.

player = input("Kéo, búa, bao?")

if player == computer:

print("Hòa!")

Nếu đầu vào của người chơi và đầu vào của máy tính giống nhau thì đầu ra sẽ hòa.

elif player == "Búa":

if computer == "Bao":

Nếu đầu vào của người chơi là “Búa” và đầu vào của máy tính là “Bao”, đầu ra sẽ như sau:

print("Bạn thua!", computer, "bao lấy", player)

else:

         print("Bạn thắng!", player, "đánh", computer)

Nếu không nó sẽ hiển thị dòng trên.

elif player == "Bao":

     if computer == "Kéo":

         print("Bạn thua!", computer, "cắt", player)

     else:

         print("Bạn thắng!", player, "bao lấy", computer)

Nếu người chơi chọn Bao và máy tính chọn Kéo, nó sẽ hiển thị người chơi thua và máy tính là người chiến thắng. Nếu không, nó sẽ hiển thị người chơi là người chiến thắng và máy tính là người thua cuộc.

elif player == "Kéo":

     if computer == "Búa":

         print("Bạn thua!", computer, "đánh", player)

     else:

         print("Bạn thắng!", player, "cắt", computer)

Ở đây người chơi nhập vào là Kéo còn máy tính nhập vào là Búa nên kết quả người chơi thua và máy tính thắng. Nếu đầu vào ngược lại nó sẽ đảo ngược kết quả.

else:

     print("Đó không phải là lựa chọn đúng. Hãy kiểm tra lại!")

Nếu đầu vào đã cho không có trong danh sách thì chương trình sẽ hiển thị thông tin trên.

player = False

 computer = t[randint(0,2)]

Người chơi được đặt thành False để tiếp tục vòng lặp.

Thế là hướng dẫn các lập trình game “Kéo, búa, bao” đã hoàn thành. Bạn có thể biên dịch mã bằng trình biên dịch Python.

Hướng dẫn cách lập trình game “Con rắn” (Snake) với C++

Trong trò chơi có đầu rắn, đuôi rắn và trái cây. Bạn có thể di chuyển con rắn của mình lên, xuống, trái và phải. Và khi bạn nuốt trái cây, chiều dài đuôi sẽ tăng lên. Nếu bạn đâm vào đuôi hoặc bức tường thì trò chơi kết thúc.

Trong hướng dẫn cách lập trình game này, chúng ta sẽ sử dụng C++ để tạo trò chơi. Bạn không cần phải có kiến ​​thức sâu rộng về C++ hoặc các khái niệm OOP để xây dựng trò chơi này. Tất cả những gì bạn cần biết là ngôn ngữ cơ bản và phần logic thật tốt. Bạn có thể sử dụng bất kỳ IDE nào khác để bắt đầu.

Đầu tiên, thiết kế game như sau:

  1. Để bắt đầu, hãy xây dựng cấu trúc code gồm bốn phần là setup(), input(), draw() và logic(). Ngoài ra, hãy khai báo biến toàn cục GameOver và đặt thành False.
  2. Tạo các biến toàn cục cho kích thước bản đồ cũng như chiều rộng, chiều cao và đặt giá trị cho chúng. Sau đó, tạo các biến cho vị trí đầu của con rắn và trái cây.
  3. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu tạo bức tường. Trong chức năng vẽ, xóa cửa sổ bảng điều khiển. Đặt các bức tường trên và dưới trong code.
  4. Hiển thị một bức tường cũng giống như hiển thị ma trận, bằng cách sử dụng loop into loop để tạo ra một bức tường với ký tự ‘#’.
  5. Tiếp theo, để hiển thị hình đầu con rắn và trái cây lên bản đồ sử dụng chức năng vẽ. Bạn có thể sử dụng chữ O lớn làm đầu con rắn và chữ F làm trái cây.

Tiếp theo, chúng ta hãy đến phần điều khiển. Tại đây bạn sẽ xây dựng quyền kiểm soát con rắn và điều khiển nó bằng các phím trên bàn phím.

  1. Để đạt được điều này, bạn cần sử dụng hàm kbhit () mà bạn cần phải đưa vào thư viện conio.h. Hàm này trả về giá trị khác 0 nếu phím được nhấn và 0 nếu không nhấn.
  2. Ngoài ra, hãy sử dụng getch() để trả về giá trị ASCII của ký tự được nhấn trên bàn phím.
  3. Đến phần logic, thêm logic nếu đi sang trái thì tọa độ X của bản đồ sẽ giảm. Tương tự, nếu qua phải thì tăng tọa độ X, nếu lên thì giảm tọa độ Y, nếu xuống thì tăng tọa độ Y.
  4. Phần cuối nhưng không kém phần quan trọng là tăng chiều dài phần đuôi của con rắn. Sử dụng hai array, array đầu tiên sẽ chứa tọa độ X của đuôi và mảng thứ hai sẽ chứa tọa độ Y. Bây giờ nếu con rắn di chuyển theo hướng nào thì đuôi sẽ đi theo, do đó nếu con rắn có bốn đốt thì đốt thứ nhất sẽ đi theo đầu, đốt thứ hai đi theo đốt thứ nhất, đốt thứ ba đi theo đốt thứ hai và đốt thứ tư đi theo đốt thứ ba.
  5. Tạo một biến có tên là sTail, biến này sẽ được dùng để thay đổi kích thước của cái đuôi và do đó, nếu con rắn nuốt một quả trái cây thì hãy tăng cái đuôi lên một.

Tổng kết

Với công nghệ phát triển như hiện nay, cách lập trình ngày càng được đơn giản hoá nhờ vào những nền tảng với giao diện thân thiện cho mọi lứa tuổi và quan trọng là không cần viết code như Scratch. Platformer game là một trong những loại trò chơi người dùng có thể dễ dàng tạo mà không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng về lập trình. Vì vậy, người dùng hoàn toàn có thể thử sức tạo nên một trò chơi thú vị bất cứ khi nào khi tận dụng những công cụ hiện có.