Blockchain là gì? Blockchain (hay cuốn sổ cái) là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block) được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Và các công ty yêu cầu gì ở một người Blockchain Developer?

Nhằm giúp bạn hiểu thêm về công nghệ Blockchain là gì cũng như nhu cầu, lương ngành Blockchain so với lương ngành công nghệ thông tin nói chung, xu hướng tuyển dụng Blockchain Developer, ITviec đã có bài phỏng vấn với:

Xem ngay việc làm Blockchain trên ITviec

Blockchain là gì?

Blockchain là gì? Blockchain (hay cuốn sổ cái) là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block). Chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa.

Các khối thông tin này hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chúng được quản lý bởi những người tham gia hệ thống chứ không thông qua đơn vị trung gian.

Nghĩa là khi một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Chỉ có thể bổ sung thêm khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.

Khối thông tin mà chúng ta đang nhắc đến là những cuộc trao đổi, giao dịch trong thực tế.

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Để một block – khối thông tin được thêm vào Blockchain, phải có 4 yếu tố:

  • Phải có giao dịch: nghĩa là phải có hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra. Ví dụ: bạn thực hiện mua hàng trên Amazon.
  • Giao dịch đó phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia… đều phải được ghi lại. Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ biết được mình đã order những gì, tổng tiền là bao nhiêu, khi nào thì nhận được hàng…
  • Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào bạn cũng xem lại được thông tin đơn hàng mà mình đã thực hiện. Chúng được lưu trữ trong mục “Quản lý đơn hàng”.
  • Block đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào blockchain.

Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói cách khác, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.

Ví dụ thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Blockchain:

A và B chơi trò đoán giờ check-out của C. Mỗi người cược 100.000 VNĐ. Nếu như thời điểm C check dấu vân tay, kim phút rơi vào số chẵn thì A thắng. Ngược lại, kim phút rơi vào số lẻ thì B thắng.

Để quản lý giao dịch, A và B có một số phương án như sau:

  1. Nhờ người thứ ba là D giữ tổng số tiền cược của 2 người: 200.000 VNĐ. Người thắng sẽ được D trao lại số tiền => Nếu D trở mặt, không muốn trả lại số tiền thì cả A và B đều bị thiệt hại
  2. Chọn cách tin tưởng lẫn nhau => Dù là đồng nghiệp thân thiết thì vẫn có khả năng người kia không chịu đưa tiền

Rõ ràng là 2 cách trên vẫn gặp phải những rủi ro nhất định. Blockchain ra đời nhằm giải quyết những vấn đề nói trên.

Thông qua một vài dòng lệnh, tiền của cả 2 sẽ được chuyển vào chương trình của Blockchain. Thu thập dữ liệu từ phần mềm chấm công, chương trình này sẽ chuyển tiền cho người chiến thắng.

Ứng dụng của Công nghệ Blockchain là gì?

Dựa trên nền tảng Blockchain, rất nhiều các ứng dụng đã được ra đời như Uber, AirBnB… nhưng trong đó nổi bật nhất phải kể đến Bitcoin (tiền ảo). Công nghệ Blockchain thật sự là một điểm sáng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Xu hướng công nghệ Blockchain

Dù xuất hiện đã hơn 10 năm nhưng công nghệ Blockchain được đánh giá là sẽ có những bước tăng trưởng nhất định. Đây vẫn là nền tảng cho nhiều ứng dụng mới ra đời.

Dưới đây là 4 xu hướng Blockchain được dự đoán trong những năm sắp tới:

  • Công nghệ Blockchain được tin tưởng hơn: Vì có sự can thiệp của nhà nước nên Blockchain hứa hẹn sẽ giảm bớt các vụ lừa đảo, dối trá.
  • Bitcoin và các loại tiền ảo khác vẫn tiếp tục phát triển: Dù có nhiều tin đồn không hay nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư tin vào sự phát triển của các loại tiền ảo, nhất là Bitcoin.
  • Mở rộng tính ứng dụng: Bên cạnh lĩnh vực tài chính thì công nghệ Blockchain còn có tiềm năng được ứng dụng vào hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử và các ngành khác.
  • Sự bùng nổ của game blockchain: Sự thú vị của các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?

blockchain-la-gi
Các ưu điểm của công nghệ Blockchain

Ưu điểm của công nghệ Blockchain là đảm bảo tính bảo mật cao, loại bỏ tình trạng đánh cắp hoặc sửa đổi thông tin.

Nhờ nền tảng phi tập trung, các thông tin trong Blockchain không bị kiểm soát bởi một một bên duy nhất. Nó còn được biết đến là “cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng”.

Tuy nhiên, công nghệ Blockchain vẫn có một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

  1. Dễ bị hacker nhòm ngó: dù được bảo vệ bởi thuật toán đồng thuận Proof of Work nhưng các ứng dụng phát triển trên nền tảng Blockchain vẫn là “con mồi” của hơn 50% các cuộc tấn công mạng.
  2. Việc sửa đổi dữ liệu cực kỳ khó khăn: một khi dữ liệu được đưa vào Blockchain thì rất khó để thay đổi. Tính ổn định vừa là lợi thế nhưng cũng đồng thời là nhược điểm của Blockchain. 
  3. Sự bất tiện của private key – khóa riêng: mỗi tài khoản Blockchain sẽ được cấp khóa chung (có thể chia sẻ) và khóa riêng (cần giữ bí mật). Người dùng sử dụng khóa riêng để truy cập vào quỹ tiền của mình. Nếu mất khóa riêng, tiền của họ sẽ bị mất mà họ không thể làm gì được.

Lương cho vị trí Blockchain Developer

  • Infinity Blockchain Labs:

Mức lương sẽ tùy thuộc vào năng lực của ứng viên, thường sẽ dao động quanh mức 2000 USD gross.

  • Anh Thông Nguyễn, Senior Technology Manager của LogiGear:

Do hầu hết ứng viên đều là Developer mà không có kinh nghiệm về Blockchain, công ty chỉ mong muốn tìm Developer có “thích thú” với công nghệ Blockchain.

Công ty khó có thể “đầu tư” 2000-2500 USD mỗi tháng cho một Developer “không biết” công nghệ Blockchain là gì. Do đó, mức 1000-1500 USD là hợp lý để một Senior Developer chấp nhận thử thách và chứng tỏ khả năng của mình với nhà tuyển dụng.

  • Anh Carlton Pringle, Project Lead Tumblebit & Breeze của Stratis:

Mức lương sẽ cao nếu bạn vượt qua thời gian học hỏi dài khoảng 6 tháng đến 1 năm và có thể đóng góp đáng kể cho các dự án.

“Mức lương của ngành nghề Blockchain hấp dẫn như thế nào?” ắt hẳn là mối quan tâm của nhiều người, hiểu được nhu cầu đó, ITviec đã tiến hành làm khảo sát về mức lương IT trung bình của lĩnh vực Blockchain và đã có kết quả như sau:

    • Ở TP. HCM: 41 triệu đồng/ tháng
    • Ở Hà Nội: 38 triệu đồng/ tháng
    • Ở Đà Nẵng: 36.4 triệu đồng/ tháng

Tham khảo đầy đủ Mức lương ngành công nghệ thông tin theo vị trí, lĩnh vực hoạt động, thành phố, ngôn ngữ,… ngay!

Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer

  • Infinity Blockchain Labs:

Tiềm năng của các hệ thống dựa trên Blockchain được công nhận ngày càng nhiều. Nhu cầu tạo ra các dự án thí điểm và các sản phẩm đã tăng lên nhanh chóng. Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer từ đó ngày càng cao.

Hiện tại, Infinity Blockchain Labs đang thiết kế thêm các chương trình đào tạo cho những sinh viên mới tốt nghiệp. Đây là động thái giúp bổ sung nguồn nhân lực cho công ty.

  • Anh Thông Nguyễn, Senior Technology Manager của LogiGear:

Blockchain là một công nghệ mới, nhưng không phải là một “viên đạn bạc”. Công nghệ này cần tiếp tục được “nâng cấp” để phát huy tất cả ưu điểm của mình.

Nhu cầu Blockchain Developer ở LogiGear cũng như thị trường Việt Nam là rất triển vọng. Chủ yếu để đáp ứng cho outsource ứng dụng Blockchain trong tương lai.

  • Anh Carlton Pringle, Project Lead Tumblebit & Breeze của Stratis:

Nhu cầu tuyển dụng Blockchain Developer trên thị trường hiện tại cao. Tuy nhiên, có sự cạnh tranh khá lớn đối với các vị trí khởi đầu. Nhiều Developer chưa có kinh nghiệm Blockchain vẫn muốn gia nhập lĩnh vực này.

Về triển vọng trong tương lai, công nghệ Blockchain sẽ tiếp tục được ứng dụng mặc dù chúng ta chưa biết nó sẽ thành công như thế nào.

Blockchain Developer cần đạt những yêu cầu nào?

  • Infinity Blockchain Labs (IBL):

Chúng tôi tìm các ứng viên am hiểu về công nghệ Blockchain và có kiến thức về mật mã học.

Ứng viên cũng được yêu cầu phải thành thạo một trong các ngôn ngữ như: Python, Go, và Javascript.

Ngoài ra, chúng tôi đánh giá cao các ứng viên có khả năng tự nghiên cứu, thích tìm tòi học hỏi công nghệ mới.

  • Anh Thông Nguyễn, Senior Technology Manager của LogiGear:

Để trở thành một lập trình viên Blockchain, trước hết ứng viên phải có các kỹ năng của một Developer. Nghĩa là, ứng viên phải có tư duy logic và tư duy lập trình. Ngoài ra, cần nắm vững phương pháp lập trình và các khái niệm cơ bản trong lập trình.

Ngoài ra, Blockchain Developer cần có thêm kiến thức về lập trình mạng, đồng bộ hoá, và các kiến thức về bảo mật thông tin. Đặc biệt là hàm băm và mã hoá bất đối xứng, chữ ký điện tử.

  • Anh Carlton Pringle, Project Lead TumbleBit & Breeze của Stratis:

Khi phỏng vấn ứng viên Blockchain Developer cho Stratis, chúng tôi tìm kiếm những bạn có kỹ năng lập trình phần mềm cứng và quan tâm đến Blockchain.

Một Senior Developer đã thực hiện nhiều dự án thành công sẽ có 95% các kỹ năng có thể áp dụng vào Blockchain. Giải quyết vấn đề, coding, testing, hiểu các yêu cầu, quản lý source code, và DevOps đều là những kỹ năng có thể áp dụng vào lĩnh vực Blockchain.

Sau đó tôi sẽ yêu cầu ứng viên:

  • Giải thích cách ứng viên hiểu về cách hoạt động của Blockchain như thế nào.
  • Tại sao Blockchain an toàn và tại sao nó chưa bao giờ bị hack dù hoạt động đã 10 năm rồi?

Họ cần giải thích Blockchain thực ra nghĩa là gì và nó được xây dựng ra sao, các giao dịch diễn ra như thế nào. Có thể họ cần giải thích về mining nữa. Tôi kỳ vọng họ ít nhất hiểu những điều cơ bản.

Bất kỳ ai muốn tìm việc làm Blockchain nên hiểu công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào. Có rất nhiều thông tin hay ngoài kia dành cho Developer. Tôi muốn tìm căn cứ cho thấy họ quan tâm và nghĩ về Blockchain.

Bạn khó mà tìm được những Developer đã có kinh nghiệm với Blockchain lắm. Bạn phải giúp các Developer chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này “nhập cuộc”.

Hơn nữa, Blockchain không khó. Khác với AI, các công nghệ dùng trong Blockchain đã tồn tại 20 năm rồi. Bạn sẽ thấy nhiều nội dung của công nghệ Blockchain rất dễ hiểu trong quá trình học Blockchain.

Tài liệu công nghệ Blockchain tham khảo

Bạn muốn tìm hiểu công nghệ Blockchain là gì và muốn trở thành lập trình viên Blockchain trong tương lai? Dưới đây là những nguồn tài liệu mà bạn không nên bỏ qua:

Tham khảo: Khóa học lập trình viên Blockchain chuyên nghiệp

Robby2

Nếu bạn nghĩ những chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn bè hoặc đồng nghiệp, đừng quên nhấn nút Share bên dưới nhé!

Và đừng quên tham khảo việc làm Blockchain tại ITviec!